Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Công dụng chữa bệnh của giấm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Viện nghiên cứu tai-họng Mỹ thường khuyên dùng hỗn hợp có pha dấm để điều trị bệnh về tai cho các vận động viên bơi lội, thậm chí nhỏ vào tai trước khi bơi để ngăn ngừa chứng viêm tai.

KTĐT - Viện nghiên cứu tai-họng Mỹ thường khuyên dùng hỗn hợp có pha dấm để điều trị bệnh về tai cho các vận động viên bơi lội, thậm chí nhỏ vào tai trước khi bơi để ngăn ngừa chứng viêm tai.

Từ lâu, giấm được coi là trợ thủ thầm lặng trong nhà bếp. Tuy không nổi bật như một số gia vị khác, nhưng những tác dụng của giấm có thể làm chúng ta ngạc nhiên.

Ngoài tác dụng làm gia vị, dấm còn được sử dụng như một loại thuốc chữa nhiều bệnh thông thường. Từ hàng ngàn năm trước, các thầy lang đã rất tin tưởng vào loại dấm được làm từ quả táo tây. Hiện nay, khoa học cũng đã chứng minh dấm táo giúp con người vượt qua nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày.

Theo các truyền thuyết trong Kinh thánh cũng như những câu chuyện về Nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập và các kiếm sĩ Samurai của Nhật Bản, dấm được dùng như một chất bổ sung để duy trì sức mạnh cơ thể và để giúp sống lâu. Người xưa còn biết pha chế dấm thành các dung dịch để làm giảm cân khi ăn uống quá độ và để có sức khỏe tốt.

Y học cổ truyền Trung Quốc cũng công nhận giá trị của dấm và thường sử dụng dấm trong nhiều bài thuốc khác nhau.

Viện nghiên cứu tai-họng Mỹ thường khuyên dùng hỗn hợp có pha dấm để điều trị bệnh về tai cho các vận động viên bơi lội, thậm chí nhỏ vào tai trước khi bơi để ngăn ngừa chứng viêm tai.

Các bà nội trợ nhận thấy dùng dấm pha với nước để lau chùi nhà cửa thì có phần sạch sẽ hơn. Bệnh viện Yale New Haven ở phía Nam tiểu bang Connecticut, Mỹ, đã cho phép sử dụng dấm như chất tẩy trùng khi làm vệ sinh bệnh viện. Sau khi mổ mắt, khoa nghiên cứu vi khuẩn của bệnh viện này còn dùng dấm để điều trị trong trường hợp mắt bị nhiễm trùng sau khi mổ.

Một số bác sĩ còn cho rằng dấm có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm ngộ độc thực phẩm. Dấm cũng có tác dụng làm giảm đau dạ dày. Khi bị chuột rút có thể dùng dấm để xoa lên chỗ đau nhằm làm giảm đau. Bắp thịt bị đau nhức do đi bộ nhiều, do ngã hay làm việc quá nhiều cũng có thể xoa bóp bằng dấm.

Dân gian dùng dấm để chữa chứng cảm thông thường. Dấm còn có thể làm giảm ho. Dấm có thể làm giảm hẳn hay khỏi hoàn toàn chứng nấc cụt, và đặc biệt hiệu quả khi bị nôn ói. Dấm có tác dụng làm bớt đau cổ và các vết bỏng. Nếu da bị ngứa cũng có thể dùng dấm xoa, sẽ có tác dụng rõ rệt.

Trong ăn uống, dấm giúp tiêu hóa tốt hơn. Dấm góp phần làm giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol và làm giảm các triệu chứng viêm bàng quang. Dấm có tác dụng khử khuẩn mạnh nên còn được dùng để rửa các vết thương ngoài.

Cách đây khoảng 50 năm, người Mỹ còn dùng nhiều dấm pha với mật o­ng để điều trị bệnh thấp khớp. Hiện nay, tuy thuốc đặc trị thấp khớp có nhiều, nhưng nhiều người vẫn ưa thích phương thức cũ hơn, vì lý do đơn giản là dùng dấm thì không bị tác dụng phụ.