Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Công khai chi tiết 34.275 tỷ đồng đầu tư đổi mới giáo dục

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều tối 16/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố chi tiết khái toán kinh phí Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.  Theo đó, trong tổng số kinh phí 34.275 tỷ đồng của Đề án có năm phần chính.  Phần thứ nhất là biên soạn chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên (gồm xây dựng chương trình tổng thể và chương trình các môn học của 12 lớp; biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên; tổ chức thẩm định…) có nguồn kinh phí khoảng 105 tỷ đồng.  Phần thứ hai là tổ chức dạy thử nghiệm dự kiến tiến hành năm học 2016-2017 tại 600 trường (chiếm khoảng 20% tổng số trường) với 340.000 học sinh (gồm tập huấn bồi dưỡng; đánh giá hoàn thiện sách giáo khoa, sách giáo viên và cấp sách giáo khoa thử nghiệm miễn phí cho toàn bộ học sinh các trường thử nghiệm và sách giáo viên cho khoảng 20.000 người...). Phần này dự trù kinh phí khoảng 910 tỷ đồng.

Kinhtedothi - Chiều tối 16/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố chi tiết khái toán kinh phí Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. 

Theo đó, trong tổng số kinh phí 34.275 tỷ đồng của Đề án có năm phần chính. 

Phần thứ nhất là biên soạn chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên (gồm xây dựng chương trình tổng thể và chương trình các môn học của 12 lớp; biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên; tổ chức thẩm định…) có nguồn kinh phí khoảng 105 tỷ đồng. 

Phần thứ hai là tổ chức dạy thử nghiệm dự kiến tiến hành năm học 2016-2017 tại 600 trường (chiếm khoảng 20% tổng số trường) với 340.000 học sinh (gồm tập huấn bồi dưỡng; đánh giá hoàn thiện sách giáo khoa, sách giáo viên và cấp sách giáo khoa thử nghiệm miễn phí cho toàn bộ học sinh các trường thử nghiệm và sách giáo viên cho khoảng 20.000 người...). Phần này dự trù kinh phí khoảng 910 tỷ đồng. 
Kinh phí cho việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới là khoảng 105 tỷ đồng. (Ảnh: TTXVN)
Kinh phí cho việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới là khoảng 105 tỷ đồng. (Ảnh: TTXVN)
Phần thứ ba là triển khai dạy học đại trà theo chương trình, sách giáo khoa mới (từ năm học 2018-2019 đối với các lớp đầu cấp). Dự kiến kinh phí các hoạt động này khoảng 8.150 tỷ đồng (gồm triển khai dạy đại trà trên khoảng 30.000 trường với 15 triệu học sinh; tập huấn bồi dưỡng dạy học đại trà chương trình, sách giáo khoa mới cho khoảng 900.000 cán bộ, giáo viên…)

Phần thứ tư là đầu tư trang thiết bị dạy học. Để thực hiện triển khai việc dạy học đại trà theo chương trình, sách giáo khoa mới cần thực hiện đầu tư trang thiết bị dạy học (gồm bổ sung thay thế khoảng 50% thiết bị dạy học tối thiểu đã có; trang bị mới thiết bị do chương trình, sách giáo khoa mới yêu cầu…) với nguồn kinh phí khoảng 20.100 tỷ đồng.

Phần còn lại là ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng kênh truyền thông giáo dục phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới gắn với xây dựng xã hội học tập; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá với kinh phí dự kiến khoảng 5.010 tỷ đồng. 

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc khái toán kinh phí của đề án dựa trên định mức chi tài chính theo quy định của Bộ Tài chính và thực tiễn đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần trước. 

Cũng theo lãnh đạo Bộ, khái toán kinh phí trong Đề án bao gồm cả phần chi thường xuyên hằng năm như hiện nay, chẳng hạn như quy định về tập huấn giáo viên hiện nay là 120 tiết/giáo viên/năm thì theo Đề án đổi mới là 200 tiết/giáo viên/năm, tăng 80 tiết; nguồn kinh phí thiết bị hàng năm bằng khoảng 50% con số khái toán kinh phí đổi mới.

Trước đó, ngày 14/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự toán cho kinh phí triển khai Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 là 34.275 tỷ đồng. Thông tin này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân với nhiều dư luận trái chiều.