Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Công khai, minh bạch nhằm thu hút đầu tư

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 13/6, thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), các ĐB Quốc hội cho rằng:...

Kinhtedothi - Sáng 13/6, thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), các ĐB Quốc hội cho rằng: Yêu cầu đặt ra đối với sửa Luật lần này là phải tạo ra một hành lang pháp lý thuận tiện, thông thoáng tối đa để hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, nhưng cũng phải đảm bảo mục tiêu quản lý Nhà nước.

Đánh giá Dự Luật thể hiện nhiều điểm tiến bộ mà Hiến pháp đề ra đó là nguyên tắc cởi mở, Nhà nước chỉ được làm những gì được làm, còn công dân được làm những việc mà pháp luật không cấm, nhưng ĐB Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình) lưu ý: Quy định trong Dự Luật vẫn còn mang tính chung chung và nhiều vấn đề để Chính phủ quy định, rất khó khăn cho nhà đầu tư xác định cơ sở pháp lý cụ thể, ổn định lâu dài khi muốn tham gia đầu tư tại Việt Nam. Để tránh tình trạng thủ tục kép, việc này nên cụ thể hóa trong luật để giúp các nhà đầu tư có những quyết định đầu tư ngay từ đầu. ĐB Cao Sỹ Kiêm (đoàn Thái Bình) bổ sung: "Điều 66 về phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư trong nước, Quốc hội có quyền đến đâu, Chính phủ đến đâu, điều này phải hết sức lưu ý, nếu Quốc hội, Chính phủ không quản lý, để cho địa phương quản lý thì cũng cần quy định rõ".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) thảo luận Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi).         Ảnh: TTXVN
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) thảo luận Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi). Ảnh: TTXVN
Liên quan đến vấn đề này, ĐB Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) kiến nghị: Để thực hiện nguyên tắc nhà đầu tư có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, quyền của nhà đầu tư chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật và tạo sự minh bạch trong thực thi, đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, nghiên cứu để quy định cụ thể, chi tiết địa bàn ưu đãi đầu tư, ngành, nghề đầu tư có điều kiện và ngành, nghề cấm đầu tư ngay trong Luật.Về quy định giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng như Dự Luật, ĐB Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) cho rằng: Quy định này quá chung chung. Mỗi lĩnh vực có đặc thù khác nhau. Nếu quy định cứng thì trong lĩnh vực bất động sản sẽ bị vướng, vì thực tế trong lúc thị trường đóng băng, nếu cứ thực hiện sẽ gây nên nợ xấu, còn nếu không thực hiện sẽ bị rút giấy phép đầu tư. Các ĐB khác cũng cho rằng, Dự Luật càng cụ thể, càng chặt chẽ, minh bạch. Ví như vấn đề hỗ trợ đầu tư, nếu không quy định rõ sẽ tạo nên cơ chế xin cho. Hay như quy định đầu tư ra nước ngoài, không có điều khoản chi tiết nói về việc này, nên cần phải quy định để chống chuyển tiền từ trong nước ra nước ngoài. Bởi đây là một đạo luật rất quan trọng, do đó, việc sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm tính khả thi và minh bạch trong việc áp dụng pháp luật. Chiều cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự thảo Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. 

Phiên thảo luận xoay quanh 3 nội dung chính là đối tượng lấy phiếu, mức phiếu và số lần lấy phiếu. Mặc dù, UBTV Quốc hội đề nghị giữ nguyên đối tượng lấy phiếu như trong Nghị quyết 35, nhưng phần lớn các ĐB đều đề xuất cần mở rộng ra cả các đối tượng là thủ trưởng các đơn vị (sở, ngành…) thuộc sự quản lý của UBND cấp tỉnh, TP nhưng không phải là Ủy viên UBND. ĐB Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên) cho rằng: Có rất nhiều chức danh không là Ủy viên UBND, nhưng lại có mối liên hệ rất thường xuyên với người dân. Và đưa các đối tượng này vào diện lấy phiếu cũng không có gì khó khăn, vẫn đảm bảo tính khả thi cao. ĐB Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) góp ý: Ngoài việc bổ sung thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, nên bổ sung cả chức danh Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Mặc dù hiện nay chưa xác định rõ mô hình này, nhưng Nghị quyết có tính chất lâu dài và chức danh này cũng do Quốc hội bầu. Nên có 2 mức phiếu hay 3 mức như cơ quan soạn thảo đề xuất vẫn còn nhiều ý kiến. Có ý kiến đề nghị vẫn giữ 3 mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp như hiện nay để phân biệt với bỏ phiếu tín nhiệm (tín nhiệm và không tín nhiệm). Tuy nhiên, ĐB Đỗ Văn Đương (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, mặc dù bỏ phiếu và lấy phiếu về hình thức là giống nhau, nhưng kết quả là khác nhau. Bỏ phiếu có thể mất chức, nhưng lấy phiếu chỉ mang tính thăm dò. Do đó, cùng để 2 mức (tín nhiệm và không tín nhiệm) cũng không sợ trùng lặp. ĐB Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên) cũng góp ý: Cử tri cho rằng, để 3 mức như hiện nay an toàn quá. Do đó, nên nghiên cứu 2 phương án: Nếu 2 mức thì nên là tín nhiệm và không tín nhiệm; còn 3 mức nên là: Tiếp tục công việc được giao, bố trí công tác khác, nên từ chức. Điều này phù hợp với yêu cầu của việc lấy phiếu làm cơ sở để đánh giá, xem xét bố trí sử dụng cán bộ như Nghị quyết đề ra.

Hầu hết các ĐB đều cho rằng, nên lấy phiếu 2 lần/nhiệm kỳ. Điều này vừa nâng cao hoạt động giám sát của Quốc hội, vừa tạo cơ hội cho người được lấy phiếu có thời gian để hoàn thiện bản thân, khắc phục nhược điểm, hoàn thành tốt hơn công việc. ĐB Danh Út (đoàn Kiên Giang) và nhiều ĐB đề xuất, nên lấy phiếu vào cuối năm thứ 2 và thứ 4 của nhiệm kỳ. ĐB Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) thẳng thắn: Rất buồn vì Nghị quyết của Quốc hội vừa thực hiện đã sửa, cái mà dân khen (lấy phiếu tín nhiệm hàng năm) thì lại sửa, cái dân chê thì không sửa (3 mức tín nhiệm). Cần rút kinh nghiệm trong việc này. Phải lấy phiếu tín nhiệm 2 lần/nhiệm kỳ để có tác dụng đánh giá cán bộ, kể cả chuẩn bị cán bộ cho nhiệm kỳ sau. Chúng ta không sợ thăm dò tín nhiệm, vì đó là cách đánh giá chất lượng cán bộ. Kỳ trước nhiều đồng chí bị tín nhiệm thấp nhưng kỳ này có thể cao vì họ có cố gắng. Trình độ của cán bộ, của ĐB Quốc hội đủ để đánh giá đúng mức độ tín nhiệm".Do việc lấy phiếu tín nhiệm nhận được rất nhiều sự quan tâm của cử tri, nhiều vấn đề vẫn còn các ý kiến trái chiều, các ĐB đề nghị ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, có giải trình thấu đáo hơn nữa. Và với những vấn đề còn ý kiến khác nhau, UBTV Quốc hội nên có phiếu thăm dò ĐB trước khi biểu quyết thông qua.

Trong ngày, các ĐB Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi). Đa số nhất trí về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật hiện hành, nhằm tháo gỡ một cách căn bản những vấn đề vướng mắc trong tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, làm giảm án tồn đọng. Đồng thời, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi).