Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn loay hoay tìm dòng xe chiến lược

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Quan điểm của Bộ Công thương đã rõ ràng: Phát triển dòng xe chiến lược trong công nghiệp ôtô Việt Nam (VN) cần dựa trên tiêu chí thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, giá thành thấp, tỷ lệ nội địa hóa cao và tiến tới xuất khẩu.

KTĐT - Quan điểm của Bộ Công thương đã rõ ràng: Phát triển dòng xe chiến lược trong công nghiệp ôtô Việt Nam (VN) cần dựa trên tiêu chí thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, giá thành thấp, tỷ lệ nội địa hóa cao và tiến tới xuất khẩu.

Song trên thực tế, ngành sản xuất ôtô trong nước như đang “tắc” bởi có quá nhiều chủng loại xe trên thị trường, tạo nên sự manh mún, thiếu điểm nhấn và tính cạnh tranh. Đến nay, việc xác định dòng xe nào để ưu tiên phát triển vẫn là bài toán chưa có lời giải đối với cả cơ quan quản lý lẫn nhà nghiên cứu và nhất là các doanh nghiệp (DN) sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước...

Rất cần có dòng ôtô chiến lược để đón đầu cho năm 2018 (khi thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm còn 0% theo cam kết CEPT/AFTA, đồng thời tạo hướng cho công nghiệp ôtô trong nước tìm được sản phẩm chủ đạo của mình nhằm ghi danh trên bản đồ công nghiệp ôtô thế giới) nhưng để có sự đồng thuận về một dòng xe chiến lược lại không đơn giản. Bởi mỗi nhà đầu tư, mỗi DN khi tham gia vào lĩnh vực này đã có mục tiêu riêng.


Ông Akito Tachibana, Tổng giám đốc Toyota VN cho rằng, dòng xe chiến lược phải là dòng xe có sản lượng lớn, tỷ lệ nội địa hoá cao. Do vậy, “Với điều kiện hiện tại của VN, nên tập trung vào loại xe 4 - 9 chỗ ngồi, bởi nó phù hợp với các gia đình và công sở, ít tiêu hao nhiên liệu, giá thành phù hợp, chở được nhiều người và nhiều nước trên thế giới cũng ưa chuộng” - ông Akito đề xuất.


Tuy nhiên, Tổng giám đốc Công ty CP ô tô Trường Hải - ông Trần Bá Dương lại có quan điểm: Dòng xe nhỏ dưới 5 chỗ ngồi với dung tích xi-lanh dưới 1.5 lít mới là phù hợp nhất, bởi kiểu dáng gọn nhỏ, tiện di chuyển trong nội thành và hao ít nhiên liệu.


Đồng tình với ý kiến này, ông Bùi Xuân Huyên, Tổng giám đốc Công ty ôtô Xuân Kiên cho rằng, dòng xe chiến lược phải mang lại lợi ích cho đa số người tiêu dùng, có lợi ích quốc gia: Giá rẻ, ít ô nhiễm, dễ sản xuất, đầu tư ít và thay thế được xe ngoại. Loại xe 6-7 chỗ ngồi cồng kềnh mà thường sử dụng không hết công suất ghế, vì vậy dòng xe chiến lược của VN trong 10 năm tới nên có dung tích xi-lanh dưới 1.0 lít, loại dưới 5 chỗ ngồi vì chiếm ít diện tích, lượng khí thải nhỏ, bắt buộc theo tiêu chuẩn Euro 3 và loại xe này dành cho người ít tiền.


Dễ hiểu khi các DN đều muốn dòng xe chủ lực mình đang đầu tư lọt vào “danh sách vàng”, bởi sẽ được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là thuế quan. Nhưng với hàng chục nhà sản xuất trong nước, mỗi đơn vị lại đầu tư vào một dòng xe lợi thế riêng thì việc chọn lựa loại xe nào không hề dễ dàng.


Ông Nguyễn Đức Phú, chuyên gia trong lĩnh vực ôtô nhìn nhận: “Ngay từ đầu chúng ta đã sai lầm về mặt chính sách nên mới xảy ra “loạn” giá, “loạn” chất lượng trên thị trường ôtô như hiện nay”. Theo ông Phú, chiến lược phát triển ôtô đã mắc 3 sai lầm cơ bản: Thứ nhất, cho phát triển sản xuất nhưng lại hạn chế tiêu dùng bằng cách đánh thuê tiêu thụ đặc biệt. Thứ hai, không có chính sách thuế phù hợp, để giá xe quá cao so với giá gốc ở chính quốc, hay thay đổi (16 tháng thay đổi 6 lần) mà mỗi lần thuế tăng lại gây bão giá trên thị trường. Thứ ba, đề ra chỉ tiêu nội địa hóa mơ hồ để làm ra xe bán chứ không phải nội địa hóa bằng công nghệ cao, sản xuất lớn cho ra sản phẩm giá rẻ. Ngay cả việc xác định loại xe chiến lược trong phân khúc xe du lịch cũng là mơ hồ.


Tuy nhiên, n

hìn từ góc độ quản lý nhà nước về thuế, ông Nguyễn Văn Phụng, phó vụ trưởng Vụ chính sách thuế - Bộ Tài chính lại cương quyết cho rằng, điều cần thiết phải làm trước mắt là tìm ra được các tiêu chí cho dòng xe chiến lược, sau đó mới nói đến thuế. “Thuế không phải là chiếc chìa khoá vạn năng. Việc xây dựng chính sách thuế cần dựa vào chiến lược phát triển công nghiệp ôtô, đồng thời tính tới lợi ích của quốc gia và người tiêu dùng” - ông Phụng khẳng định.


Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang thừa nhận: “Mặc dù chiến lược công nghiệp ôtô đã có từ năm 2004, nhưng việc thực hiện còn chậm do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó quan trọng là chính sách trong nước chưa ổn định. Theo tôi, đối với dòng xe chiến lược thì chính sách thuế phải áp dụng theo hướng thuận lợi, ưu đãi nhất”. Theo Thứ

trưởng, dù còn nhiều ý khiến khác nhau về dòng xe chiến lược nhưng tất cả đều thống nhất đẩy nhanh quá trình xác định dòng xe này. Bộ Công thương mới đây đã giao các cơ quan liên quan nhanh chóng phối hợp nghiên cứu, đề xuất để tập hợp ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ có quyết định chính thức về dự án xe chiến lược ngay trong năm nay.

 

Chiến lược phát triển công nghiệp ôtô VN đã xác định: Giai đoạn đầu (2004 – 2010), tập trung phát triển dòng xe tải và xe bus. Giai đoạn từ năm 2010, tập trung cho xe con loại dưới 9 chỗ ngồi. Dự kiến đến năm 2010, dòng xe con loại 4 - 9 chỗ ngồi do DN trong nước sản xuất đạt 10.000 xe, đáp ứng 15% nhu cầu và đến năm 2020, dòng xe này đạt 1,5 triệu chiếc.