Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Công nghiệp phần mềm Việt Nam: 10 năm lận đận tìm giá trị riêng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Kể từ Chỉ thị 58/BCT và Nghị quyết 07 thể hiện rõ ý chí của Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp phần mềm (CNPM) và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hơn 10 năm trước, đến nay, Việt Nam (VN) đã hình thành được một ngành CNPN ở mức trung bình trên thế giới.

KTĐT - Kể từ Chỉ thị 58/BCT và Nghị quyết 07 thể hiện rõ ý chí của Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp phần mềm (CNPM) và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hơn 10 năm trước, đến nay, Việt Nam (VN) đã hình thành được một ngành CNPN ở mức trung bình trên thế giới.

Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế nhận định, ngành CN này vẫn rất non nớt bởi cả nước vẫn chưa có một DN PM nào đủ tầm phát triển các sản phẩm ở quy mô lớn và chuyên ngành, cũng chưa có sản phẩm mang thương hiệu xuất khẩu, các khu công nghiệp PM tập trung thì chưa thật sự hấp dẫn đầu tư…

 

Ngành CNPM VN hiện có hơn 1.000 DN, tăng gần sáu lần so với năm 2000, với tổng số 64.000 lao động, tăng trưởng doanh thu trung bình 25 - 35%/năm. Cả nước hiện có 7 KCN PM tập trung đang hoạt động với 499 DN (279 DN trong nước và 220 DN nước ngoài). Dù phát triển khá nhanh về lượng, song 10 năm qua ghi nhận những thăng trầm của DNPM trong nước, từ khởi nghiệp vất vả, luôn biến động về nhân sự, đến khó khăn trong chuyển đổi thị trường, định hình sản phẩm dịch vụ và vẫn chưa có được những PM ứng dụng ngành đặc thù (như giải pháp cho tài chính, ngân hàng...) Đề án Chính phủ về triển khai PM nguồn mở mặc dù được coi là hướng đi đúng để tiết kiệm chi phí, tăng khả năng sáng tạo và tính chủ động của DNPM trong nước nhưng đến nay việc triển khai vẫn rất chậm trễ.


Khởi động với một loạt chính sách hỗ trợ, ít ai ngờ ngành công nghiệp PMVN lại "ra biển lớn" nhờ vào những thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) và sự xuất hiện của những thương hiệu quốc tế lớn tại VN. Chính vì vậy, mặc dù thế giới nhìn VN như một nơi có khả năng phát triển các dịch vụ CNTT, nhưng nhiều hãng nước ngoài chỉ lập ra trung tâm mới với quy mô nhỏ như bước chuẩn bị đón đầu thị trường khi cần thiết. Và mục đích các vụ M&A là nhanh chóng sở hữu đội ngũ chuyên nghiệp, thay vì hợp tác dự án. Đó chính là nỗi lo ngày càng lớn của DN VN. Đến nay, ngoài FPT có hơn 3.000 nhân sự cho mảng gia công, chỉ vài DNPM có đội ngũ nhân lực vượt 1.000 người. Quy mô nhân lực nhỏ là cản trở lớn nhất hiện nay với DN gia công, bởi khó mà được các dự án lớn để mắt tới.


Mặc dù thị trường trong nước thời gian qua ghi nhận nỗ lực của một số DN phát triển sản phẩm riêng và đã tìm được chỗ đứng nhất định như Lạc Việt, Diginet, Misa..., nhưng đồng thời cũng có nhiều PM "made in VN" bị xóa sổ vì nhiều lý do. Những sản phẩm phát triển được vẫn chỉ là những chương trình đáp ứng cho khối DN nhỏ.


Một vấn đề vẫn gây nhiều nhức nhối, như nhận xét của đại diện Công ty Mắt bão, "Phần mềm trong nước chỉ có thể phát triển khi có sự quan tâm hơn nữa đến vấn đề bản quyền, chính sách quản lý và chế tài xử lý vi phạm". Cùng với đó là những bất cập về thuế, môi trường ứng dụng khập khiễng, những DNPM nhỏ ra đời muộn, tài chính kém lại càng khó khăn hơn khi cả công nghệ lẫn thị trường thay đổi từng ngày. Điều này cũng giải thích vì sao sản phẩm PM trong nước chưa đáp ứng chuẩn mực quản lý quốc tế, các hệ thống ứng dụng CNTT lớn vẫn đang là đất của sản phẩm nước ngoài.


Đúng như đánh giá của Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực: "Phát triển CNPM vẫn có thể xem là lợi thế so sánh của VN. Tuy nhiên, đòi hỏi lớn nhất hiện nay là đột phá trong đào tạo để có được 1 triệu kỹ sưCNTT vào năm 2020. Với chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, bức tranh ngành CNPM mới có thể khác, mới đủ lực nâng tỷ lệ xuất khẩu lên 50% (tức 10 tỷ USD) và VN mới trở thành quốc gia mạnh về CNTT.