Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, Bộ Tài chính mới đây đã ban hành Thông tư về việc miễn, giảm 15 loại phí dịch vụ để hỗ trợ thị trường này. Cụ thể, 6 loại phí được miễn hoàn toàn bao gồm dịch vụ đăng ký niêm yết; đăng ký chứng khoán; dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu; dịch vụ vay, cho vay chứng khoán qua hệ thống VSD; đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh; đăng ký thành viên bù trừ. Về giảm tiền phí dịch vụ, 9 dịch vụ được giảm giá từ 10 đến 50% giá phí bao gồm: Giảm 10% đối với 3 dịch vụ bao gồm: Dịch vụ giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh; dịch vụ lưu ký chứng khoán; Giảm từ 15 - 20% đối với 2 dịch vụ bao gồm: Dịch vụ quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh; Giảm từ 30 - 50% đối với 4 dịch vụ bao gồm: Dịch vụ quản lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm; dịch vụ thực hiện quyền; dịch vụ chuyển khoản chứng khoán; dịch vụ đấu giá, chào bán cạnh tranh. Thời gian áp dụng mức giảm giá và miễn thu tiền sử dụng dịch vụ quy định tại Thông tư ít nhất trong vòng hơn 5 tháng (từ ngày 19/3/2020 đến hết ngày 31/8/2020). Trường hợp tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng Thông tư này trong trường hợp cần thiết. Theo Bộ Tài chính, mục tiêu của việc miễn, giảm phí dịch vụ nói trên được áp dụng tại các Sở Giao dịch chứng khoán, các trung tâm lưu ký chứng khoán, các tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng, tác đọng bởi Covid-19. |
Covid-19: Ngân hàng lao đao, chứng khoán quay cuồng
Hoạt động ngân hàng và thị trường chứng khoán quý I/2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tính đến thời điểm 20/3, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm trước tăng 2,54%).
Trong đó, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,51% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,72%). Đáng chú ý, tín dụng của nền kinh tế tăng 0,68% (cùng kỳ năm trước tăng 1,9%), cho thấy các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế, ngày 16/3, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, trong đó lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm.
Trong khi đó, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán trong quý I năm nay chỉ đạt 29,5 ngàn tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước.
Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 23/3, chỉ số VN-Index đạt 657,43 điểm, giảm 25,5% so với cuối tháng trước và giảm 31,6% so với cuối năm 2019.
Mức vốn hóa thị trường đạt hơn 3,3 triệu tỷ đồng, giảm 24,7% so với cuối năm 2019. Giá trị giao dịch bình quân từ đầu năm đến nay đạt 4.676 tỷ đồng/phiên, tăng 0,04% so với bình quân 2019.
Trên thị trường trái phiếu, hiện có 483 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.163 ngàn tỷ đồng, giảm 0,8% so với cuối 2019.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính chung quý I, khối lượng giao dịch bình quân đạt 122.436 hợp đồng/phiên, tăng 38% so với bình quân năm trước.
Điểm sáng nằm ở hoạt động kinh doanh bảo hiểm với mức tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8%.
Báo cáo cho thấy các công ty bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp nhiều gói sản phẩm linh hoạt mang tính thời điểm, tăng các gói hỗ trợ nhằm thu thút khách hàng sở hữu các hợp đồng bảo hiểm phù hợp.