Như vậy, sau 10 tháng, CPI của Thủ đô đã tăng 6,4%. Tuy có cùng mức tăng với tháng trước nhưng diễn biến giá cả các mặt hàng trong tháng 10 lại đến từ một nguyên nhân khác mang tính thị trường hơn. CPI tháng này tăng là do sự cộng hưởng mức tăng của 8/11 nhóm hàng chính, 2 nhóm giá không đổi và 1 nhóm giảm giá so với tháng trước.
Trong đó, lên cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 1,01%) khi mà giá lương thực tăng tới gần 3%. Nhóm hàng thực phẩm cũng tăng cao do nguồn cung rau, củ quả thiếu hụt khi mưa bảo, khiến giá bị đẩy lên. Giá nước sạch tăng từ 1/10 cũng khiến nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,7% trong tháng này. Giá một số mặt hàng may mặc phục vụ cho mùa đông cao hơn do nhu cầu của người dân lớn. Mặc dù giá vật liệu xây dựng ổn định do lượng thép, xi măng tồn kho đang ở mức cao nhưng việc tăng giá nước sinh hoạt trong tháng là nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá nhóm này tăng mạnh. Việc điều chỉnh giá xăng dầu từ 20h ngày 7/10/2013 đã khiến nhóm giao thông giảm 0,24% so tháng trước, trở thành nhóm giảm giá duy nhất trong tháng. Trong 3 nhóm hàng còn lại, 2 nhóm có mặt bằng giá tương đương tháng trước là bưu chính viễn thông và giáo dục. Giao thông là nhóm duy nhất giảm giá khi giá xăng giảm gần 400 đồng một lít từ ngày 7/10. Không tính vào rổ hàng hóa tính CPI nhưng chỉ số giá vàng tháng 10 giảm hơn 3% so với tháng trước và giảm tới 22% so với cùng kỳ. Chỉ số giá đôla Mỹ hầu như không biến động lớn.
Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội tăng tương đương tháng 9, ở mức 0,57%. Ảnh minh họa. |