Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cử nhân không có việc làm còn do tâm lý quan ngại

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chiều 22/3, tại phiên chất vấn trực tiếp của UBTVQH, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã có báo cáo trả lời những chất vấn được các Đại biểu quốc hội gửi tới.

>>>Chủ trương là không mở trường tràn lan

Theo đó, chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích tiếp tục được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục. Và giải pháp cho vấn đề này là điều chỉnh cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng giảm các yêu cầu học thuộc, nhớ một cách máy móc, tạo cơ hội cho học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp và những hiểu biết riêng của bản thân.

Cử nhân không có việc làm còn do tâm lý quan ngại - Ảnh 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận.

Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng cho biết, dự thảo đề án về vấn đề này đang được hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, không chắp vá, khả thi, nhưng không né tránh những vấn đề khó. Trong đó, một nội dung đáng chú ý là chuyển đổi nền giáo dục theo hướng mở, hơn, linh hoạt hơn; tiến tới xây dựng một xã hội học tập thay vì “bó cứng” trong những khái niệm về trường, lớp, chương trình, nội dung, thời gian học…

Đáng lưu ý, về tình trạng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc trái chuyên ngành đào tạo, Bộ trưởng Luận cho rằng, bên cạnh nguyên nhân đào tạo không theo nhu cầu, thiếu sự thông tin, liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp sử dụng lao động, còn có một tâm lý rất đáng quan ngại, đó là chạy theo ngành nghề đang được đánh giá cao mà không tính đến khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường.

Một trong các giải pháp là từ năm 2013 tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa đầu ra như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán... đồng thời kiến nghị Thủ tướng xem xét, hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này.