Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cử tri Anh lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh có rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay không cho thấy đa số người dân Anh chọn rời khỏi EU (Brexit).

Ông Nigel Farage gây tuyên bố 23/6 nên được xem là "Ngày Độc lập của người Anh
Ông Nigel Farage tuyên bố 23/6 nên được xem là "Ngày Độc lập của người Anh"

Kết quả sơ bộ cho thấy đa số cử tri Anh đang nghiêng về phương án “rời đi” khỏi EU, theo số liệu trang BBC thu thập.

Theo đó, với kết quả sơ bộ từ 304 trong tổng số 382 điểm bỏ phiếu cho thấy tỷ lệ ủng hộ “rời đi” so với “ở lại” đang chênh ở mức sít sao 51,5% - 48,5%.

Trước diễn biến này, đồng bảng Anh đã trải qua mức giảm giá lớn nhất trong ngày: 9,4% so với đồng USD vào ngày 23/6. Các nhà đầu tư đang đặt câu hỏi liệu Anh có còn duy trì vai trò là một trung tâm tài chính hùng mạnh nếu rời EU.

Bên cạnh đó, đồng Euro cũng có thời điểm giảm 4% so với USD do nỗi lo sợ Brexit. Sự quan ngại về vấn đề này còn lan tới cả châu Á. Nhà ngoại giao kinh tế hàng đầu Nhật Bản, Masatsugu Asakawa cho biết sẽ liên hệ với Bộ trưởng Bộ Kinh tế Taro Aso để tìm phương án bình ổn thị trường trong bối cảnh ngoại tệ lên xuống.

Theo Nigel Farage, lãnh đạo đảng Vương quốc Anh Độc lập với tư tưởng hoài nghi châu Âu “Hãy để ngày 23/6 đi vào lịch sử như ngày độc lập mới của nước Anh”. Ông cũng gọi EU là một “dự án bỏ đi”.

Rời khỏi EU sẽ khiến Anh không thể tiếp tục tham gia vào thị trường thương mại tự do với 27 quốc gia còn lại, cũng như phải tìm kiếm những thỏa thuận thương mại mới với các quốc gia khác. 

Thủ tướng Anh David Cameron đã kêu gọi cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của nước này trong EU từ năm 2013 trước những sức ép hoài nghi châu Âu. Thậm chí cả trong đảng Bảo thủ của ông cũng xuất hiện những nghi ngại này. Đại thể là nghị sỹ Boris Johnson - cựu Thị trưởng London là một trong những gương mặt ủng hộ Brexit mạnh mẽ nhất cũng thuộc đảng cầm quyền.