Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Củng cố vị thế kinh tế

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Đức kéo dài 2 ngày (7 - 8/4) nhằm củng cố quan hệ song phương và khẳng định tiềm lực, vị thế của một cường quốc kinh tế với các đối tác châu Âu.

Sự xuất hiện của ông Putin trong lễ khai trương Hội chợ Hanover Fair - hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới cho thấy, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quan hệ hợp tác giữa Nga - Đức vẫn là một điển hình trên thương trường quốc tế. Trao đổi thương mại Nga - Đức năm 2012 đạt mức kỷ lục 73,9 tỷ USD và đang tiếp tục tăng lên đã tạo ra cho hai nước hàng chục ngàn việc làm mới, đồng thời mang lại thu nhập cao cho hàng ngàn hộ gia đình. Đặc biệt, dù người Nga đã mất một số lượng tài sản không nhỏ sau khi CH Síp tiến hành cải tổ ngân hàng, nhưng thái độ mềm mỏng của Tổng thống Putin khi giảm bớt sự chỉ trích vào gói cứu trợ vốn ra đời dưới áp lực từ Đức cho thấy, mối quan hệ Berlin - Moscow dựa trên nhiều lợi ích hơn. Hiện, hai nước đang có kế hoạch nâng kim ngạch thương mại lên 100 tỷ USD trong tương lai gần, phần lớn sẽ tập trung vào các lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu và xuất khẩu ô tô, máy móc, hàng tiêu dùng của Đức vào Nga.

Củng cố vị thế kinh tế - Ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại lễ khai mạc Hội chợ công nghiệp Hanover

Tuy nhiên, với Thủ tướng Đức Angela Merkel, vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư của Nga vào các xí nghiệp Đức là vấn đề cấp thiết nhất trong bối cảnh Berlin đang gặp khó khăn vì khủng hoảng tài chính châu Âu. Hai bên ngay từ đầu, Nga - Đức đã công khai khẳng định, hai nền kinh tế đang bổ sung cho nhau cùng phát triển và hướng đến hợp tác sản xuất trong những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành đòi hỏi khoa học chuyên sâu. Những dự án đầu tư này gớp phần nâng cao ức đề kháng của nền kinh tế hai nước trong giai đoạn khủng hoảng. Với Moscow, hợp tác chặt chẽ với một cường quốc về kinh tế tại phương Tây như Đức sẽ đem lại những lợi ích không nhỏ khi Berlin đang đầu tư vào Nga với số vốn tích lũy lên tới 25 tỷ USD. Với Đức, hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng cũng không ngừng được củng cố và phát triển. Nga đang cung cấp cho Đức 40% nhu cầu về khí đốt và 30% nhu cầu về dầu mỏ. Việc hai bên đang cùng thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc”, mà nhánh thứ hai của đường ống này được khánh thành hồi tháng 10 năm ngoái đã giúp Đức đảm bảo được an ninh năng lượng, tăng sức cạnh tranh với các nền kinh tế khác.

Sau Đức, Tổng thống Nga sẽ đến Hà Lan, một trong những đối tác hàng đầu của Moscow tại châu Âu. Điểm dừng chân này cũng được đánh giá là rất quan trọng trong chiến lược mở rộng cung cấp khí đốt của Nga.