Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cuộc đua hút khách của ngân hàng - cơ hội người tiên phong

Nguyên Trần
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Quẹt thẻ để thanh toán đã từng đại diện cho sự ''sành điệu'' nhưng ngày nay ''quét điện thoại'' mới là đẳng cấp. Ngoài các tính năng quen thuộc như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại,... còn được tích hợp nhiều chức năng mới như đặt phòng, đặt vé máy, chuyển tiền qua số điện thoại, thực hiện các loại giao dịch bằng giọng nói, thanh toán hóa đơn qua mã QR...

Cạnh tranh gay gắt của các “siêu” ứng dụng
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng liên tục được cập nhật như ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), robot và dữ liệu lớn (Big Data)… Các ngân hàng tập trung khai thác thị trường thanh toán di động với những giải pháp đột phá, gia tăng tiện ích trên mobile banking mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng.
Theo cập nhật mới nhất của Vụ Thanh toán, NHNN, 7 tháng đầu năm số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt 574,4 triệu giao dịch với giá trị đạt 5,9 triệu tỷ đồng, tăng 184,2% về số lượng và 186,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Con số trên cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế có sự tăng trưởng mạnh.
Nhiều ngân hàng chuyển đổi số với tinh thần rất cao, đó là “tồn tại hay không tồn tại”. Trong đó, có thể điểm một số cái tên như: BIDV, TPBank… Các ông lớn này tập trung đầu tư vào mobile banking nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất khi tích hợp nhiều tiện ích trong một ứng dụng với đa dạng các lĩnh vực khác nhau, từ các dịch vụ tài chính cơ bản đến nhu cầu thanh toán hóa đơn, mua sắm, đi lại hay giáo dục, sức khỏe…
Những siêu ứng dụng (Super App) hay còn gọi là ứng dụng “tất cả trong 1” (All in One) ra đời tạo ra các hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ toàn diện, chất lượng, giúp tăng trải nghiệm và tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng cũng ra đời.
 
Một trong những ngân hàng tiên phong và tạo được dấu ấn trên thị trường là BIDV với ứng dụng BIDV SmartBanking. Ngoài các tính năng quen thuộc như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại,... còn được tích hợp nhiều chức năng mới như đặt phòng, đặt vé máy bay hay vé xem phim, chuyển tiền qua số điện thoại, thực hiện các loại giao dịch bằng giọng nói, thanh toán hóa đơn qua mã QR...
Ngoài ra, khách hàng có thể thanh toán hơn 300 loại dịch vụ trong các lĩnh vực: giáo dục, viễn thông, giao thông, điện, nước, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính tiêu dùng, truyền hình, giải trí, mua sắm trực tuyến, đấu thầu…
Chính vì vậy, lãnh đạo của BIDV mới đây cũng đã khẳng định rằng ngân hàng này đang đẩy mạnh chuyển đổi số, đặt mục tiêu đến 2025 sẽ có 80% khách hàng tiếp cận và sử dụng các kênh số của ngân hàng.
Có thể thấy, khi ngân hàng nỗ lực đưa ra những dịch vụ mới thì khách hàng là người nhận được nhiều lợi ích nhất, họ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức với “trợ lý” là các siêu ứng dụng.
Chị Ngọc Vân (28 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bản thân chị ban đầu chỉ dùng ứng dụng ngân hàng để chuyển khoản nhưng sau đó chị nhận ra ứng dụng ngân hàng còn phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như thanh toán hóa đơn, đặt vé, mua sắm… giờ đây mỗi khi ra ngoài, vật bất ly thân của chị đó chính là chiếc điện thoại.
Cơ hội của người tiên phong, năng động trong ứng dụng công nghệ
Số hóa là một xu thế bắt buộc đối với hoạt động ngân hàng điện tử khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt trong cuộc sống. Trong hệ sinh thái “siêu ứng dụng” phải luôn hướng đến tăng tính trải nghiệm và tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng.
 
Đại diện BIDV cho biết họ không chỉ giới hạn ở việc số hóa dữ liệu giao dịch mà thông qua đó phải tập trung nâng cao trải nghiệm của khách hàng. BIDV phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và cung cấp các trải nghiệm số ưu việt trong hành trình trải nghiệm. Khách hàng phải là trung tâm của mọi quyết định chuyển đổi số của ngân hàng.
BIDV đã minh chứng bằng việc liên tục cập nhật các dịch vụ mới và gần đây là phiên bản ứng dụng BIDV SmartBanking trên bàn phím-SmartKeyboard. Dịch vụ này đưa BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ khách hàng giao dịch ngay khi đang chat. Với tính năng này, khi đang trò truyện trên các ứng dụng chat với bạn bè, người thân, đối tác… khách hàng có thể thực hiện luôn các giao dịch ngân hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không cần chuyển qua lại giữa các ứng dụng.
Trước đó, vào đầu năm 2020, BIDV cũng đã tung ra ứng dụng SmartBanking dành riêng cho Apple Watch. Ứng dụng giúp tăng tốc độ thực thi các thao tác liên quan tới tài khoản ngân hàng của người dùng mà không cần dùng tới smartphone hay máy tính, đồng thời vẫn giữ nguyên được độ bảo mật về thông tin tài khoản.
BIDV cũng là ngân hàng tiên phong trong tích hợp siêu thị VinMart Online ngay trên ứng dụng giúp các bà nội trợ không phải ra chợ hay tới siêu thị mà vẫn mua được những thực phẩm tươi ngon nhất.
Rõ ràng, lựa chọn tiên phong và năng động trong phát triển ứng dụng ngân hàng giúp rút ngắn quá trình chuyển đổi số. Và khi đi sớm, đi trước đồng nghĩa với cơ hội nắm được thị phần khách hàng, giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận tới nhiều khách hàng mới hơn nữa.
Để khuyến khích khách hàng trải nghiệm dịch vụ, từ nay đến hết 22/11/2020, BIDV dành tặng chương trình khuyến mại “Đăng ký cực dễ - Nhận quà thích mê” cho khách hàng mới đăng ký dịch vụ BIDV SmartBanking với hàng chục ngàn quà tặng hấp dẫn như xe máy điện VinFast Impes; tặng tiền vào tài khoản cho khách hàng trị giá 2 triệu đồng. Đối với khách hàng đăng ký qua các kênh trực tuyến, khách hàng được tặng thêm mã giảm giá trị giá 50.000đ khi thanh toán bằng tính năng QR Pay tại tất cả các điểm chấp nhận thanh toán VNPay QR.