Xác định con người là trung tâm sẽ tạo xung lực tích cực mới để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnhPhát biểu mở đầu Phiên thảo luận, ĐBQH, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Đoàn TP Hà Nội) nhấn mạnh, tuy đại dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp nhưng với sự chỉ đạo linh hoạt, quyết liệt, sáng tạo của Trung ương, Chính phủ, chúng ta đã đạt được mục tiêu kép, kinh tế vĩ mô, ổn định cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, thu ngân sách Nhà nước đạt kết quả tích cực, vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đều tăng. Công tác an sinh xã hội được chú trọng, tiếp tục đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội, giáo dục.
Tuy rằng còn một số tồn tại như hàng hóa xuất nhập khẩu còn có tình trạng bị ùn ứ, giải ngân vốn đầu tư còn chậm, lực lượng lao động trong nền kinh tế có giảm, một bộ phận người dân còn khó khăn trong đời sống, nhất là trong các khu công nghiệp và một số vùng tâm dịch. Song, nhìn chung nhân dân cả nước đều nhận định kết quả đạt được là đáng tự hào và tạo thêm niềm tin của dân vào Đảng, Nhà nước. Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cũng tán thành với các phương án, nhiệm vụ và 8 giải pháp mà Chính phủ đề ra cho 6 tháng cuối năm, tin tưởng vào quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mà Chính phủ đề ra về phát triển kinh tế xã hội, về phòng, chống dịch Covid-19.Để đạt được những chỉ tiêu đã đặt ra cho cả năm 2021, ĐBQH, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm trước hết cần đánh giá bối cảnh thực hiện. Đó là Việt Nam đang là quốc gia có nền kinh tế với độ mở cao. Các động lực tăng trưởng đang được duy trì, thể hiện qua kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm. Chính phủ đã và đang có nhiều động thái tích cực trong kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với sự điều hành chủ động linh hoạt, phối hợp chặt chẽ.Trong giai đoạn và bối cảnh này rất cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các giải pháp hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động đảm bảo kịp thời. Khi con người là trung tâm sẽ tạo được xung lực tích cực mới để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.Cần chiến lược sống chung với đại dịch Covid-19Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) cho rằng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2021 và kế hoạch 2021-2025 sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể là kinh tế - xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn, thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 kéo dài…
Do vậy, Quốc hội và Chính phủ cần quan tâm những vấn đề sau: Thứ nhất, dịch bệnh có thể kéo dài, chưa có dấu hiệu dừng lại nên cần có chiến lược lâu dài, cần có chiến lược sống chung với dịch bệnh, sớm đưa tình trạng bình thường mới trở lại. Cần có kịch bản cụ thể cho hoạt động của cơ quan nhà nước…
Thứ hai, với sản xuất kinh doanh, bên cạnh hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp để không đứt gãy chuỗi sản xuất rất cần đảm bảo quyền của người lao động trong khu công nghiệp bị cách ly. Về nguồn lực phòng, chống dịch bệnh, cần bảo đảm nguồn lực lâu dài trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn, cần huy động nguồn đóng góp của doanh nghiệp, xã hội. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cần tiết kiệm, chống lãng phí.Thứ ba, hoàn thiện hệ thống pháp luật để phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19 vì một số văn bản, quy định trong phòng chống bệnh truyền nhiễm đã lạc hậu, rất cần thay đổi để phù hợp với thời điểm hiện tại…Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra trên toàn thế giới, đất nước ta tự hào là một trong những đất nước đã và đang kiểm soát dịch rất tốt dưới sự chỉ đạo của Đảng,Nhà nước, sự đồng tình, chung sức chung lòng của toàn dân với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau".