Đã có ý kiến cho rằng cơ chế một cửa một dấu như là một yếu tố giải quyết toàn bộ vấn đề của thủ tục hành chính ở địa phương. Thực ra không hẳn như vậy, bản thân cơ chế không chứa đựng sự thay đổi, cải cách quan trọng về thể chế của thủ tục hành chính như giảm giấy tờ tài liệu không cần thiết, sắp xếp các cơ quan tiến hành thủ tục. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rắng sự xác vận hành hoàn chỉnh cơ chế một cửa , một dấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của nền hành chính, chẳng hạn không thể có cơ chế một cửa nếu không có sự chấn chỉnh, xác định rõ về tổ chức, chức năng nhiệm vụ, các mối liên hệ của cơ quan hành chính nhà nước. Trên cơ sở đó phương hướng đổi mới trong thời gian tới có thể là: Dành các nguồn lực thoả đáng, tập trung nghiên cứu và đưa ra giải pháp tối ưu nhất về mức độ và phương thức can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực lĩnh tế, xã hội. Cần phải tiến hành rà soát thủ tục hành chính trong phạm vi rộng, học tập kinh nghiệm nước ngoài để xây dựng chiến lược, kế hoạch nhiệm vụ và từng bước đi của công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Cần quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa nhân dân và tập thể, giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, xây dựng một chính sách thưởng phạt thoả đáng, nhằm khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ, công nhân viên chức. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, loại bỏ bệnh chạy theo thành tích cá nhân làm mất uy tín, sự tin tưởng của nhân dân, người cán bộ công chức phải xứng đáng là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, vững mạnh. Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển như vũ bảo về mọi lĩnh vực thì con người luôn đóng vai trung tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy thủ tục hành chính dù diễn ra theo một mô hình nào đi nữa thì vai trò của cán bộ, công chức trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính luôn ở vị trí hàng đầu. Đội ngũ cán bộ ,công chức phải thấy được tầm quan trọng của mình trong việc cải cách thủ tục hành chính, bên cạnh đó không được có thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm. Thường xuyên giáo dục ý thức chấp hành, thái độ cung cách làm việc, sự nhiệt tình trong công tác để nâng cao chất lượng việc cải cách hành chính có hiệu quả cao, làm cho người dân thực sự tin tưởng vào đội ngủ cán bộ, công chức. Thường xuyên cử đoàn thanh tra chuyên ngành về kiểm tra, giám sát hoạt động của các cấp, ngành, địa phương trong cải cách thủ tục hành chính. Muốn vậy cần phải đi thực tế đánh giá dựa trên kết quả làm việc, không thanh tra dựa trên kết quả báo cáo.