- Nhận định đó rất đúng. Rõ ràng nhiều bộ phim chúng ta làm những năm gần đây đều tránh né tất cả những bức xúc của xã hội. Phim chỉ đi vào những đề tài giải trí, ông giám đốc này yêu cô thư ký kia rồi mối tình tay đôi, tay ba... Các cảnh chỉ quay trong khách sạn 5 sao hay biệt thự sang trọng, có ai lăn lộn về nông thôn làm phim đâu. Cứ như thế, trên truyền hình, ngoài rạp chỉ có cảnh nhà hàng sang trọng, khách sạn 5 sao. Tất thảy đều khác xa với cuộc sống hiện thực.
Trong khi đó, các phim "Cuộc chia ly" của Iran, "Đêm yên lặng" của Thổ Nhĩ Kỳ, "Bị còng tay" của Philippines... đều là những phim có tính nghệ thuật cao. Vấn đề đặt ra trong phim sát sườn với cuộc sống hàng ngày của người dân đất nước họ. Trong phim, tính nhân bản, đạo đức con người được đặt lên hàng đầu. Tôi khâm phục điện ảnh
Khi nói về những bộ phim hay của điện ảnh Việt Nam, các chuyên gia điện ảnh nước ngoài đều nhớ tới "Bao giờ cho đến tháng Mười" của ông hay "Cánh đồng hoang" của đạo diễn Hồng Sến. Có phải thời huy hoàng của phim Việt thuộc về quá khứ, thưa ông?
- Nói một cách thẳng thắn, phim bây giờ phản ánh những vấn đề thua xa điện ảnh Việt cách đây 10 năm, 20 năm. Gần đây truyền hình Việt
Một cảnh trong phim "Bao giờ cho đến tháng Mười"
Chúng ta từng có một thời kỳ làm phim không đến nỗi kém. Thời kỳ đó chúng ta vẫn thường nói một cách giễu cợt là thời bao cấp, nhưng thời bao cấp có một cái hay là không lấy kinh tế làm mục tiêu. Khi đó, những người làm phim không bị đồng tiền chi phối, vì thế, người nghệ sĩ làm phim một cách tỉnh táo và nhìn được những vấn đề bức xúc của xã hội. Còn bây giờ thì khác, người nghệ sĩ không còn nhìn thấy gì cả…
Nghĩa là cần có chính sách đãi ngộ những người làm điện ảnh để họ tâm huyết với nghề?
- Theo tôi, không phải chính sách đãi ngộ gì cả. Đừng nói những người làm điện ảnh nghèo, có những đạo diễn làm xong một bộ phim đã có thể mua được ôtô, bằng nông dân làm cả đời. Vấn đề không phải nghệ sĩ nghèo mà họ đang đi lạc hướng. Phải ngồi lại, nhìn lại lương tâm mình chứ đừng nhìn vào đồng tiền hay ông chủ. Đừng có đạo diễn nào khoe phim này tôi làm ra, chỉ trong một tháng thu được mấy chục tỷ. Hãy khoe rằng bộ phim tôi làm đã được nước nào mời, đem lại những vinh quang gì cho dân tộc và giúp cho nhiều người ở các nước khác hiểu chúng ta hơn.
Theo ông cần làm gì để tạo ra một tác phẩm vừa có tính nghệ thuật, mang lại doanh thu cao và có thể "xuất khẩu"?
- Làm một bộ phim vừa đạt doanh thu, vừa có yếu tố nghệ thuật thì quá khó. Chúng ta đừng mơ hồ, nếu định kiếm tiền thì thôi nghệ thuật và ngược lại. Đòi hỏi một bộ phim vừa có nghệ thuật hay, vừa cuốn hút giới trẻ, vừa có cảnh sexy, vừa có cảnh tình cảm lâm ly… là ảo tưởng. Bây giờ, chúng ta cần bình tĩnh nhìn lại chặng đường đã đi, điện ảnh Việt Nam đã làm được gì và mất gì. Chúng ta hãy trở về lại với con đường điện ảnh chân chính, điện ảnh không lấy đồng tiền làm mục đích.
Xin cảm ơn ông!