Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đầu tư 160 triệu USD xây Nhà máy gang thép

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Với trữ lượng 122 triệu tấn, mỏ sắt Quý Xa thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai được khai thác theo thỏa thuận hợp đồng liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam-Công ty Khoáng sản Lào Cai và KISC.

KTĐT - Với trữ lượng 122 triệu tấn, mỏ sắt Quý Xa thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai được khai thác theo thỏa thuận hợp đồng liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam-Công ty Khoáng sản Lào Cai và KISC.

Hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế-cung ứng vật tư thiết bị xây lắp) trị giá 160 triệu USD đã được ký ngày 22/10, tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam.

Đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoáng sản và Luyện kim Việt-Trung (VTM), tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Công ty rách nhiệm hữu hạn Khống chế cổ phần gang thép Côn Minh-Trung Quốc (KISC), tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đã ký hợp đồng trên.

Đây là bước khởi đầu cho việc hình thành Nhà máy Gang thép Lào Cai giai đoạn I công suất 500.000 tấn phôi thép/năm, được xây dựng tại Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Nhà máy Gang thép Lào Cai, với tổng vốn đầu tư gần  340 triệu USD, dự kiến được đầu tư làm hai giai đoạn. Giai đoạn I, từ năm 2010-2012, sẽ xây dựng và vận hành phân xưởng gang với công suất 500.000 tấn gang/năm và xưởng luyện thép (với công nghệ lò thổi oxy) công suất 500.000 tấn phôi thép/năm.

Giai đoạn II, từ năm 2012-2015, sẽ xây dựng thêm dây chuyền cán thép, công suất 500.000 tấn thép/năm, sau đó sẽ đầu tư nâng công suất lên trên một triệu tấn/năm.

Như vậy, với việc hợp đồng EPC được ký kết, dự án Nhà máy Gang thép Lào Cai sẽ chính thức được khởi động.

Nguyên liệu chủ yếu cho Nhà máy là quặng sắt Limonit Quý Xa (Văn Bàn) - mỏ sắt có trữ lượng lớn thứ hai ở Việt Nam (sau Thạch Khê - Hà Tĩnh), nhưng là mỏ sắt lớn nhất được khai thác tính đến thời điểm hiện nay.

Với trữ lượng 122 triệu tấn, mỏ sắt Quý Xa thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai được khai thác theo thỏa thuận hợp đồng liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam-Công ty Khoáng sản Lào Cai và KISC.

Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh nhấn mạnh: việc xây dựng Nhà máy Gang thép Lào Cai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào Cai nói riêng, Việt Nam nói chung.

Theo kế hoạch, khi dự án đi vào hoạt động, có thể giúp nâng GDP của tỉnh Lào Cai lên gấp đôi so với hiện nay và tạo công ăn việc làm cho khoảng 2.000 lao động.