Dạy học hướng đến phát triển năng lực học sinh

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Định hướng phát triển giáo dục tiểu học trong năm học 2015 - 2016 và những năm tiếp theo nhằm tạo ra chuyển biến một cách có hệ thống và đạt chất lượng, nhiều ý kiến cho rằng cần hoàn thiện dự thảo Điều lệ trường tiểu học với mục tiêu tạo điều kiện cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của từng HS chứ không thuần túy đáp ứng những đổi mới bước đầu như đánh giá HS theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Thực tế có thể thấy, giáo dục tiểu học đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của giáo dục trong nước và quốc tế, từng bước đổi mới căn bản và toàn diện trên cả 3 mặt: Quản lý, tổ chức lớp học, nội dung và phương pháp dạy học.

Kinhtedothi - Định hướng phát triển giáo dục tiểu học trong năm học 2015 - 2016 và những năm tiếp theo nhằm tạo ra chuyển biến một cách có hệ thống và đạt chất lượng, nhiều ý kiến cho rằng cần hoàn thiện dự thảo Điều lệ trường tiểu học với mục tiêu tạo điều kiện cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của từng HS chứ không thuần túy đáp ứng những đổi mới bước đầu như đánh giá HS theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.

Thực tế có thể thấy, giáo dục tiểu học đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của giáo dục trong nước và quốc tế, từng bước đổi mới căn bản và toàn diện trên cả 3 mặt: Quản lý, tổ chức lớp học, nội dung và phương pháp dạy học.
Dạy học hướng đến phát triển năng lực học sinh - Ảnh 1

Ảnh minh họa
Từ năm 2011 đến nay, bậc tiểu học đã thí điểm thành công mô hình VNEN, dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu công nghệ giáo dục, phương pháp "Bàn tay nặn bột"… Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, giáo dục phổ thông đang thực hiện nhiệm vụ đổi mới chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển phẩm chất, năng lực của người học, coi trọng việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Hệ thống giáo dục cũng đang được đổi mới theo hướng "mở", tạo cơ hội học tập cho mọi người, đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập... Mô hình VNEN ở tiểu học đang tiếp cận khá tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục và bước đầu khắc phục được những hạn chế của mô hình giáo dục truyền thống. Đó là không dạy học đồng loạt mà hướng đến mục tiêu phát triển năng lực của từng HS; có giải pháp kỹ thuật và vật chất để đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học. Đặc biệt, mô hình VNEN đã tiếp cận cách đánh giá HS theo hướng coi trọng đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của HS…

Tuy nhiên, để phát triển mục tiêu, phát triển năng lực, phẩm chất HS, các chuyên gia cho rằng, cơ chế quản lý nhà trường phải được đổi mới theo hướng dân chủ, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, sáng tạo và linh hoạt, làm sao để phát triển tốt nhất phẩm chất, năng lực của từng HS, trong đó năng lực tự học là hết sức quan trọng.