Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

ĐBSCL đặt mục tiêu xuất khẩu cá tra 1,5 tỷ USD

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong năm qua, EU là thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam, tiếp đó là thị trường Mỹ, Mexico, và Nga chiếm 21,6%.

KTĐT -  Trong năm qua, EU là thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam, tiếp đó là thị trường Mỹ, Mexico, và Nga chiếm 21,6%.

Ngày 18/1, hội nghị “Tổng kết công tác chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 và bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ năm 2011” đã diễn ra tại thành phố Cần Thơ.

Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn do nhiều nước nhập khẩu dựng lên các rào cản nhằm hạn chế nhập khẩu, giá cả vật tư đầu vào liên tục tăng, sản xuất và tiêu thụ cá tra tại khu vực này năm 2010 vẫn đạt được kết quả khá khả quan.

Tính đến hết ngày 30/12/2010, tổng sản lượng cá giống sản xuất toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt gần 2,4 tỷ con, diện tích nuôi đạt 5.400ha, sản lượng cá thu hoạch đạt hơn 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 1,4 tỷ USD.

Trong năm qua, EU là thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam, tiếp đó là thị trường Mỹ, Mexico, và Nga chiếm 21,6%.

Mục tiêu trong năm 2011, tổng sản lượng cá giống sản xuất toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng từ 2,5 đến 2,6 tỷ con giống các loại, diện tích nuôi đạt 6.300ha, sản lượng ước đạt từ 1,2 đến 1,3 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,45 đến 1,55 tỷ USD, 60% cơ sở nuôi cá tra được đánh số, đăng ký nuôi cá tra có điều kiện và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Trong kế hoạch dự kiến này, các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ… vẫn là những địa phương chủ lực trong việc sản xuất và tiêu thụ cá tra./.