Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Lê Đình Quảng thông tin với báo chí sáng nay 14/6, trước giờ diễn ra phiên họp đầu tiên của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Ông Quảng cho biết: “Nếu như cách tính của chúng tôi về xác định mức sống tối thiểu, tỷ lệ lương thực khoảng 47% - tương đương với Philippines hiện nay, chúng tôi đề xuất mức LTTV năm 2020 tăng từ 160.000-330.000 đồng tức tăng khoảng 7,06%.
Còn nếu lấy mức tỷ lệ lương thực khoảng 46,5%, tức cao hơn Campuchia thì chúng tôi tính mức LTTV từ 180.000 - 380.000, tăng khoảng 8,18%”.
Theo ông Quảng, trong 2 PA thì PA nào cũng đáp ứng 100% mức sống tối thiểu, nhưng quan trọng là tình hình mức sống tối thiểu thế nào. Từ mức sống tối thiểu chúng ta sẽ quy ra mức tăng LTTV 2020, đương nhiên sẽ có điều chỉnh. Khi tính tỷ lệ lương thực thực phẩm càng thấp thì mức sống tối thiểu càng cao. Hiện nay, Hội đồng tiền lương quốc gia tính lương vùng 4 rất thấp, vì thế Tổng liên đoàn đề nghị cần tăng lên để thu hút lao động vào khu vực này.
Trước ý kiến bên đại diện chủ sử dụng lao động đề nghị không tăng LTTV năm 2020, ông Quảng phản hồi: Với quyền lợi trong vấn đề này, DN mong không tăng. Nhưng chúng ta phải nhìn trong tổng thể xây dựng tiền lương phải hài hòa, theo tinh thần Nghị quyết 27. Chúng ta có những yếu tố thuận lợi từ chỉ số tăng trưởng kinh tế như GDP, số DN phát triển...
Có thể nói bức tranh về kinh tế xã hội năm 2019 có những thuận lợi, báo cáo Quốc hội vừa rồi cũng nói lên điều này. Rõ ràng chúng ta có cơ sở thực hiện Nghị quyết 27 đến năm 2020 tiền lương tối thiểu phải đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Đây là mục tiêu được đặt ra nhiều lần nhưng chưa thực hiện được.
Điều 90 của Luật lao động nêu rõ tiền lương thấp nhất trả cho NLĐ đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ nhưng vẫn chưa thực hiện.
“Chúng tôi cho rằng mốc năm nay thực hiện là hợp lý, còn nếu nói không tăng lương tối thiểu vùng chỉ là nguyện vọng của DN nhưng khó có thể thực hiện” – ông Quảng nhấn mạnh.
Các phương án tăng lương khác nhau là chuyện bình thường “Năm nay, chúng tôi muốn đẩy thời gian phiên họp của Hội đồng tiền lương quốc gia lên, cố gắng trong tháng 7 sẽ kết thúc. Vì Quốc hội đã họp và đánh giá tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, chúng ta có tình hình sức khoẻ DN. Ngoài ra, các bên đã sẵn sàng cho ý kiến trong cuộc họp của Hội đồng. Thời gian qua, chúng tôi đã làm việc với Tổng cục thống kê về số liệu, mức sống tối thiểu để Hội đồng tiền lương quốc gia có cơ sở thảo luận, thương lượng. Hằng năm, các bên đại diện cho giới sử dụng lao động, người lao động trình bày phương án tăng lương tối thiểu vùng khác nhau, là bình thường. Chính vì vậy, Hội đồng tiền lương quốc gia mới có sự bàn bạc, thương lượng để đi đến một mức thống nhất trình Chính phủ. Chúng tôi hoan nghênh bộ phận kĩ thuật nỗ lực cung cấp đầy đủ số liệu. Hôm nay là khởi động, nói về vấn đề kĩ thuật, rất mong muốn các bên thảo luận xây dựng, hợp tác” - Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp. |