Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đi tìm giải pháp bảo vệ, bảo tồn rùa Hồ Gươm: Lùi thời gian dẫn rùa lên bờ chữa trị

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Những ngày qua, các đơn vị chức năng đã cơ bản hoàn thành "bệnh viện" tại Tháp Rùa để chữa trị cho rùa Hồ Gươm. Theo kế hoạch, ngày 6/3 là thời điểm đưa rùa Hồ Gươm lên khu vưc chân Tháp Rùa,

KTĐT - Những ngày qua, các đơn vị chức năng đã cơ bản hoàn thành "bệnh viện" tại Tháp Rùa để chữa trị cho rùa Hồ Gươm. Theo kế hoạch, ngày 6/3 là thời điểm đưa rùa Hồ Gươm lên khu vưc chân Tháp Rùa, nhưng do thời tiếtkhông thuận lợi, nên tổ công tác quyết định lùi thời gian lại vài ngày nữa mới dẫn dụ rùa Hồ Gươm lên bờ để chữa trị vết thương.

Người dân háo hức xem rùa nổi

Sáng 6/3, rùa Hồ Gươm lại nổi lên gần cầu Thê Húc, lối vào đền Ngọc Sơn và khoảng từ 11 - 12 giờ trưa, hàng trăm du khách tiếp tục chứng kiến rùa nổi lên nhiều lần ở khu vực đường Đinh Tiên Hoàng, phía gần Bưu điện Hà Nội. Mỗi lần nổi, đầu rùaHồ Gươm thường ngoi hẳn lên mặt nước sau đó nhanh chóng ngụp xuống. Khi bơi dưới mặt nước, rùa để lại vết tăm và dòng xoáy lớn. Đúng vào ngày cuối tuần, nên có hàng trăm người dân vây kín xung quanh Hồ Gươm để chiêm ngưỡng.

Những ngày gần đây, rùa Hồ Gươm liên tục nổi, vào nhiều thời điểm trong ngày. Theo thống kê của PGS.TS Hà Đình Đức - "nhà rùa học" có 20 năm nghiên cứu rùa Hồ Gươm - từ năm 1991 đến hết năm 2010, rùa nổi 558 lần. Như vậy, tính cả gần 50 lần rùa nổi từ đầu năm 2011 đến nay, rùa Hồ Gươm đã nổi khoảng 600 lần.

Sẽ đưa rùa lên bờ khi trời ấm

Ông Nguyễn Ngọc Khôi, Chủ tịch Tập đoàn Thương mại HN KAT, đội trưởng của đội dẫn dắt rùa Hồ Gươm lên bờ cho hay, sáng 6/3, rùa Hồ Gươm nổi lên ở gần cầu Thê Húc, nếu dùng lưới quây để đưa lên bờ thì có thể thành công, nhưng Ban chỉ đạo dẫn dụ rùa quyết định chờ thêm vài ngày nữa, khi nào thời tiết ấm áp mới đưa "Cụ" lên Tháp Rùa chữa trị. "Đội dẫn dắt rùa Hồ Gươm lên bờ có 30 người. Kế hoạch đưa rùa lên bờ rất khả thi và các công việc tập dượt, chuẩn bị cho việc đưa rùa lên bờ đã xong xuôi. Việc dẫn dụ và đưa rùa lên bờ bằng lưới quây có thể chỉ cần trong một ngày là xong" - ông Khôi bày tỏ.

Những ngày qua, các cán bộ quan trắc thuộc Sở TN&MT Hà Nội tiếp tục lấy mẫu nước Hồ Gươm để phân tích mức độ ô nhiễm sau khi nước được bổ cập vào hồ. Các công nhân cũng đã hoàn thành việc thả hơn 10 bè thủy trúc trên mặt hồ nhằm giúp nước trở lên sạch hơn. Các công tác chuẩn bị cho việc chữa trị rùa Hồ Gươm đã cơ bản hoàn thành. Sau khi làm xong hàng rào sắt quanh Tháp Rùa thì sáng 5/3, các công nhân đã tiến hành sơn màu xanh toàn bộ hàng rào. Hàng ngày, các công nhân vệ sinh môi trường cũng tiếp tục vớt rác xung quanh hồ.

Phương án cụ thể khi tiếp cận rùa Hồ Gươm cũng đã được diễn tập. Sau khi tiến hành khảo sát trên mặt hồ, chủ yếu là dò tăm để xác định đường đi của rùa, đội dẫn dắt rùa sẽ sử dụng lưới quây để tiếp cận. Khi rùa Hồ Gươm được dẫn lên bờ, sẽ được đưa vào vị trí bể chữa trị lắp đặt ở chân Tháp Rùa có đường kính 5 mét. Khi việc chữa trị hoàn tất, rùa sẽ được đưa sang bể dưỡng thương có đường kính 15 mét, trước khi đưa trở về hồ.

Cùng thời điểm, Cty Thoát nước TP tiếp tục dọn vệ sinh khu vục xung quanh Tháp Rùa, Cty Nước sạch HN bổ sung nguồn nước sạch vào hồ, Sở KH&CN tăng thêm số bẫy bắt rùa tai đỏ.