Điện ảnh khó trông đợi sự hỗ trợ

Nhật Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Không có phim Nhà nước nào ra đời năm 2016, trong khi Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh vẫn trong tình trạng treo. Các nhà làm phim trong nước cũng nhận được lời cảnh báo không thể rõ ràng hơn: Phải tự vượt khó.

Vướng mắc đủ đường
Trong cuộc tổng kết 10 năm thi hành Luật Điện ảnh, nhiều địa phương và các đơn vị điện ảnh tranh thủ diễn đàn kêu khó. Như Bắc Ninh, tỉnh cửa ngõ Thủ đô nhưng không có rạp chiếu phim, Trung tâm phát hành và chiếu bóng phải đảm bảo mỗi năm từ  700 - 800 buổi chiếu lưu động. Bà Lương Thị Minh Phương - Tổng Giám đốc Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cũng kêu khó đủ đường. Trong Luật Điện ảnh quy định chính sách đào tạo nguồn nhân lực, thực tế chưa có nguồn đầu tư. Chính sách hỗ trợ phổ biến phim không có, phim sản xuất ra khó tiếp cận từ rạp chiếu, địa phương. Đài Truyền hình hiện nay từ chối phát hành phim hoạt hình Việt.
 Một cảnh trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
Đạo diễn, NSND Nguyễn Thanh Vân nhiều lần kêu vì năm 2016, điện ảnh Nhà nước không có nổi một phim ra đời do cơ chế đặt hàng đứt đoạn. Trong khi năm 2015 có tới 7 phim ra mắt, trong đó phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" do Cục Điện ảnh đầu tư một phần kinh phí thắng lớn. Nhà biên kịch Đoàn Tuấn cho rằng, bên cạnh dòng chảy phim tư nhân, phim
Hoàn thiện hệ thống phân loại phim theo độ tuổi
Đạo diễn Vũ Xuân Hưng - Chủ tịch Hội đồng T.Ư thẩm định phim truyện cho biết, từ năm 2014 đến nay thẩm định 678 phim truyện, trong đó có 132 phim Việt Nam. Hội đồng đề nghị không cấp phép phổ biến 69 phim. Ông Hưng cũng thừa nhận trong quá trình thẩm định phim, hệ thống phân loại cũ lạc hậu. Thông tư Quy chế thẩm định, phân loại và cấp phép phổ biến phim dự kiến có hiệu lực từ năm 2017 hứa hẹn gần thực tế, mang lại hiệu quả trong quá trình thẩm định phim. Theo đó, phim Việt Nam không chỉ có 2 mức như trước kia, sẽ cụ thể hơn: P-Phim được phép phổ biến rộng rãi, C13 cấm khán giả dưới 13 tuổi, C16 cấm khán giả dưới 16 tuổi và C18 cấm khán giả dưới 18 tuổi.
giải trí, vẫn phải có dòng chảy chính thống là các phim nghệ thuật được Nhà nước đặt hàng về đề tài chiến tranh cách mạng mang tính dân tộc. Mong mỏi chính đáng của các nhà điện ảnh lâu năm, nhưng vấp phải thực tế rất khó khăn.
Các nhà hoạt động điện ảnh nhiều năm qua vẫn trông chờ ở hai nguồn hỗ trợ: Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh và Thông tư đấu thầu lựa chọn nhà sản xuất phim có ngân sách Nhà nước. Hai nguồn hỗ trợ đều quy định trong Luật Điện ảnh, tuy nhiên đều trong tình trạng vướng mắc. Cục Điện ảnh soạn thảo đề án xây dựng Quỹ từ năm 2010, nhưng đến nay vẫn chưa được thành lập, lý do là chưa xác định được nguồn thu ổn định đảm bảo hoạt động của Quỹ. Thông tư đấu thầu cũng trong tình trạng tương tự, dù dự thảo Thông tư xong từ lâu, nhưng chưa phù hợp đặc tính sản xuất điện ảnh và chưa nhận được sự đồng thuận của cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện, 2 văn bản này vẫn trong tình trạng chờ phê duyệt.
Chủ động - nói dễ hơn làm
Sơn La là một trong những địa phương khá tích cực trong các hoạt động điện ảnh của địa phương. Ông Trần Tân Phong - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Sơn La cho biết, Sở tham mưu đề nghị tỉnh có cơ chế giữ vững và phát huy thiết chế điện ảnh, không nhập chung vào các thiết chế khác. Sơn La cũng phấn đấu tới năm 2020 có rạp riêng ở trung tâm TP, tiến tới 30% huyện có rạp chiếu. Tương tự với chính sách phổ biến phát hành phim, lãnh đạo ngành khẳng định cơ chế thị trường nên các đơn vị phải tự chủ động, không thể trông chờ vào ngân sách Nhà nước trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung.
Một trong những giải pháp được nhắc tới là sửa đổi bổ sung Luật Điện ảnh trong thời gian tới để tạo hành lang pháp lý cho điện ảnh nội phát triển vững mạnh hơn trong tương lai. Một số quy định tụt hậu so với đòi hỏi thực tiễn từ cơ chế đãi ngộ nghệ sĩ, quản lý phát hành và phổ biến phim, đặc biệt là cơ chế thu hút đầu tư ưu đãi, miễn giảm thuế trong ngành điện ảnh chưa cụ thể, không hấp dẫn. Các nhà làm phim kêu khó bởi điện ảnh không có sự phối hợp liên ngành với truyền hình, du lịch, tài chính, thông tin truyền thông. Đây cũng là các nội dung được bổ sung, sửa đổi trong Luật Điện ảnh sắp tới. “Tương lai Luật Điện ảnh sẽ phải sửa nhiều, có thể nhiều nội dung không còn bởi nó chồng chéo với 20 luật khác, kể cả Hiến pháp 2013” - ông Hoàng Minh Thái - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ VHTT&DL chia sẻ.