Trạm BOT Mỹ Lộc thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường tránh TP Nam Định (đoạn từ TP Nam Định đến huyện Mỹ Lộc (dài 3,9km) và tuyến đường nối từ QL21A với tuyến đường mới (dài 550m). |
Những điều khiến lái xe cho là chưa hợp lýTheo hợp đồng đã ký giữa Công ty CP Tasco và tỉnh Nam Định vào tháng 7/2008, dự án có tổng mức đầu tư 313 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn 21,75 năm (đến năm 2032). Sau đó, vào tháng 8/2014, hai bên ký lại phụ lục hợp đồng trong đó tổng vốn đầu tư dự án tăng lên 487,7 tỷ đồng, hời gian thu phí tính từ ngày 1/8/2009 - 1/10/2026. Mặc dù đến ngày 28/6/2012, dự án mới chính thức thông xe nhưng thời gian thu phí được tính từ tháng 8/2009 và trên thực tế chủ đầu tư đã tiến hành thu phí từ thời điểm này bằng trạm thu phí trên QL21A (còn gọi là Trạm BOT Mỹ Lộc cũ). Điều này dẫn đến tình trạng, các phương tiện dù không đi trên tuyến đường mới do nhà đầu tư làm (vì chưa hoàn thành) vẫn phải trả phí cho tuyến đường này.
Ban đầu dự án BOT 21 (đoạn tuyến 3,9km) được đầu tư 4 làn xe (mỗi bên 2 làn), dải phân cách rộng 20,4m. Tuy nhiên, sau đó thấy nhu cầu phương tiện lớn, nên tỉnh Nam Định bỏ ngân sách đầu tư thêm mỗi bên 1 làn (xén lên giải phân cách giữa), nên tuyến đường hiện có 6 làn xe (mỗi bên 3 làn). Còn tuyến đường nối (đoạn dài 550m) rộng 13m với 2 làn xe. Điều này dẫn tới những tranh luận hiện nay. Nhưng nếu có đi trên làn đầu tư bằng ngân sách Nhà nước thì vẫn phải qua một số vị trí đầu tư BOT, như 2 cầu trên tuyến, nền đường, nên vẫn phải trả phí.Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Tasco 6 Nguyễn Trọng Phú |
Sáng 26/7, có khoảng 10 ô tô treo biển, tập trung phản đối tại trạm BOT Mỹ Lộc, gây ách tắc giao thông. Đầu giờ sáng, giao thông qua trạm có ùn ứ, một số xe phải quay đầu đi hướng khác. Sau đó, giao thông đã bớt căng thẳng khi có phân luồng.Đại tá Đặng Quang Tuyên - Trưởng phòng Tham mưu, Công an tỉnh Nam Định |
Trong Tờ trình trên, UBND tỉnh Nam Định đề xuất Thủ tướng và các bộ cho phép dùng Trạm thu phí Mỹ Lộc để thu phí hoàn vốn cho dự án tuyến tránh TP Nam Định. Sau đó, Chính phủ, Bộ GTVT đã có văn bản đồng ý với kiến nghị trên của tỉnh Nam Định, nhưng trong các văn bản này cũng không nói rõ Trạm thu phí Mỹ Lộc là trạm thu phí trên tuyến QL21A hay là trạm thu phí trên tuyến đường tránh TP Nam Định.Trong khi đó, đại diện nhà đầu tư lại lý giải, vào thời điểm tỉnh Nam Định có tờ trình và được Chính phủ đồng ý sử dụng Trạm thu phí Mỹ Lộc thu phí hoàn vốn cho tuyến đường tránh TP Nam Định chỉ có một Trạm thu phí Mỹ Lộc duy nhất là trạm đặt trên QL21A. Do đó có thể hiểu là nhà đầu tư được phép sử dụng trạm thu phí này để thu phí hoàn vốn cho tuyến tránh TP Nam Định. Ông Trịnh Xuân Nam cho hay, trạm thu phí trên QL21A trước đây là của Nhà nước, sau khi Quỹ Bảo trì đường bộ ra đời, trạm thu phí này được bỏ dần và được sử dụng để thu phí hoàn vồn cho tuyến tránh TP Nam Định từ năm 2009 đến 2012. Đến tháng 6/2016, tuyến tránh TP Nam Định chính thức thông xe thì Trạm thu phí Mỹ Lộc được chuyển sang tuyến đường tránh như hiện nay.
Các xe treo băng rôn phản đối trạm. (Ảnh cắt từ clip) |
Lý do mà DN cung cấp dịch vụ bảo vệ này đưa ra là Trạm BOT Mỹ Lộc đang có vướng mắc với người sử dụng dịch vụ BOT và vướng mắc này chưa được giải quyết thỏa đáng dẫn tới những phản ứng tiêu cực của các chủ phương tiện qua trạm. Ngay trong ngày 25/7, khi không có sự hỗ trợ của lực lượng bảo vệ của DN Liên An, công tác thu phí tại Trạm BOT Mỹ Lộc đã gần như bị tê liệt.Đến ngày 26/7, tình trạng vẫn không được cải thiện hơn. Từ đầu giờ sáng đã có nhiều lái xe vẫn tập trung tại trạm và có những hành động cản trở giao thông nhằm phản đối việc thu phí. Điều này khiến giao thông tại khu vực trạm ùn ứ cục bộ, nhiều phương tiện phải quay đầu để di chuyển theo hướng khác. Các lái xe cho rằng, họ chỉ đi đường làm từ ngân sách Nhà nước, không sử dụng đường BOT, nên không đồng ý trả phí khi qua Trạm BOT Mỹ Lộc.
Trên toàn tuyến QL21B từ Phủ Lý (Hà Nam) tới nút giao QL10 (TP Nam Định) dài 25km, trong đó có 21km là đường BT, trong 3,9km làm đường BOT có 2 làn đường được đầu tư bằng ngân sách. Trước tình hình đó, Công an tỉnh Nam Định đã phải cử cán bộ tới hiện trường, phối hợp với nhân viên của Trạm BOT Mỹ Lộc phân luồng, điều tiết giao thông. Sau đó, tình hình giao thông đã phần nào bớt căng thẳng và ùn tắc.