Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Điện hạt nhân vẫn là sự lựa chọn quan trọng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Sau sự cố xảy ra tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) hồi tháng 3/2011, ngành điện hạt nhân thế giới có những biến động lớn. Vì thế, tại Triển lãm quốc tế điện hạt nhân 2012 do Bộ KH&CN, Bộ Công Thương tổ chức cuối tuần qua, câu hỏi về độ an toàn, sự tin cậy của công nghệ trong việc kiểm soát, xử lý phóng xạ và nguồn nhân lực cho điện hạt nhân, đã nhận được sự quan

Không vì lợi ích kinh tế mà quên yêu cầu an toàn

Chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua từ cuối năm 2009. Dự án gồm 2 nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2. Theo ông Phan Minh Tuấn, Phó Trưởng ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Dự án đang được triển khai các bước khảo sát địa điểm (tư vấn Nga, Nhật Bản đảm nhiệm) và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Theo dự kiến, năm 2013, báo cáo này sẽ được hoàn thành và trình Chính phủ. Trong báo cáo, bên cạnh yêu cầu đánh giá về tính kinh tế của dự án, các yếu tố như giá điện, thông số các khoản vay… để dự án hoàn vốn và đạt hiệu quả, việc bảo đảm an toàn và an ninh luôn được đặt lên hàng đầu.
 
Điện hạt nhân vẫn là sự lựa chọn quan trọng - Ảnh 1
Phối cảnh Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Ông Trần Trí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM) cũng khẳng định: Sau sự cố Fukushima tại Nhật Bản, vấn đề an toàn của nhà máy điện hạt nhân càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì thế, VINATOM hiện đang tìm hiểu và lựa chọn loại công nghệ mới và an toàn nhất cho dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Cũng theo ông Thành cho biết: Công nghệ và thiết kế của thế hệ lò phản ứng hạt nhân mới đều rất an toàn, thậm chí trong cả trường hợp rủi ro, chúng vẫn đảm bảo phóng xạ không bị rò rỉ ra ngoài môi trường.

Cần nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại Hội thảo quốc tế "Công nghệ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia phục vụ xây dựng nhà máy điện hạt nhân" được tổ chức trong thời gian diễn ra Triển lãm, các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học đều có chung quan điểm cho rằng, điện hạt nhân có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng và chống biến đổi khí hậu.

Theo ông Ali Boussaha, Giám đốc Vụ châu Á - Thái Bình Dương của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tai nạn tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) hồi tháng 3/2011 do động đất và sóng thần đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển điện hạt nhân trên thế giới. Một số nước đã quyết định dừng chương trình điện hạt nhân, trong khi một số nước khác đang xem xét lại kế hoạch phát triển điện hạt nhân của mình. Tuy nhiên, điện hạt nhân vẫn được xem là một lựa chọn quan trọng của nhiều nước nhằm bảo đảm an ninh năng lượng.

Bên cạnh những lo lắng về an toàn, nguồn nhân lực có kỹ thuật và kỷ luật cao đáp ứng đủ cho những đòi hỏi của việc tiếp nhận và vận hành nhà máy điện hạt nhân cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặc dù các trường đại học đã bắt đầu đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc triển khai đào tạo, các cơ quan thuộc Bộ KH&CN cũng xây dựng kế hoạch đào tạo, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước , Việt Nam vẫn cần đẩy mạnh và quyết liệt hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu.