Trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đưa ra thông điệp chỉ đạo, trong đó lưu ý 6 nguyên tắc cơ bản để thích ứng với tình hình mới: Y tế là trụ cột, là trung tâm; Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; Ổn định chính trị - xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn. Những gói hỗ trợ trực tiếp cho các DN thông qua việc giảm, miễn các loại thuế VAT, thu nhập DN, tiền thuê đất, tín dụng đang dần giúp DN mau chóng vực dậy, phục hồi ngay sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã nghiên cứu thay đổi từ chính sách chung, thay đổi trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, cách thức sản xuất, tiêu dùng, mô hình kinh doanh mới, số hóa.Những đặc trưng của “bình thường mới” đang là câu chuyện lúc này. Thứ nhất, trước đây, khi làm bất kỳ việc gì, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi người sẽ nghĩ đến tính hiệu quả đầu tiên, nhưng hiện nay phải thực hiện song song vừa hiệu quả vừa an toàn. An toàn chính là cái mới. Tất cả các hoạt động trong đời sống đều nghĩ đến khía cạnh y tế. Đối với an toàn trong sản xuất, người ta nghĩ đến dòng cung ứng - chuỗi cung ứng để quy trình sản xuất không đứt gãy.Thứ hai, dịch bệnh là câu chuyện của toàn cầu hóa, không ai đoán trước được. Trước đại dịch, rủi ro là như nhau, không ai và nền kinh tế nào được “miễn nhiễm”. Do vậy, trong từng giai đoạn chính sách Nhà nước ban hành cần phù hợp với từng bối cảnh cụ thể, dễ tiếp cận, dễ hiểu, truyên truyền sâu rộng để DN được thụ hưởng kịp thời.Lên phương án phòng, chống dịch để tổ chức sản xuất, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng... nên mạnh dạn trao quyền tự chủ cho DN. Đội ngũ quản lý DN sẽ chịu trách nhiệm chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho DN. Các DN sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc. Do đó, "nơi làm việc bình thường mới" sẽ được phát triển. DN đang có kế hoạch thực hiện các phương pháp an toàn lao động để bảo vệ nhân viên và các chiến lược xoay quanh làm việc từ xa và tự động hóa. Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số trong điều hành DN.Bức tranh cải cách hành chính ngày càng rõ nétThời gian qua, việc cải cách TTHC theo hướng đơn giản hóa đã và đang được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành qua đó đã tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho DN phát triển, người dân ngày càng tin tưởng và hài lòng trước sự thay đổi của bộ máy chính quyền các cấp. Có thể nói, bức tranh CCHC hiện lên rõ nét thông qua những tháo gỡ rào cản, những cắt gọt, đơn giản hóa và bước ngoặt chính là Cổng dịch vụ Công quốc gia và dịch vụ công một cửa ở các địa phương khi đã giảm thiểu các chi phí không cần thiết, tiết kiệm thời gian, tiền của của Nhân dân và DN. Có thể coi CCHC là khâu đột phá, một luồng gió mới nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tôi có thể dẫn chứng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, việc CCHC thông qua những cơ chế, chính sách cũng như những phản ứng nhanh, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tháo gỡ hiệu quả những điểm nghẽn, hỗ trợ hiệu quả người dân, DN.Theo đánh giá, năm 2020, công tác CCHC của TP Hà Nội tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo. TP đã tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho DN, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển DN, hỗ trợ đầu tư. Đồng thời, cải thiện mức độ hài lòng của người dân và DN trong các giao dịch hành chính, dịch vụ hành chính công, nâng cao năng lực cạnh tranh TP Hà Nội (PCI); cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Chỉ số CCHC (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của Hà Nội (SIPAS).Kết quả CCHC của TP Hà Nội được T.Ư ghi nhận, đánh giá rất cao. Đây là cơ sở quan trọng để Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc TP qua dịch vụ bưu chính công ích và qua dịch vụ công trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức và giảm đi lại của người dân, tổ chức và DN, đặc biệt trước tình hình dịch bệnh Covid-19... Cộng đồng DN mong rằng, các chính sách ban hành sớm đi vào đời sống sẽ là minh chứng cho sự hỗ trợ vực dậy nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn.
Tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XIV đến tháng 11/2020, thông qua CCHC, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 TTHC, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. |