>>> Không trình Quốc hội thêm phương án đổi tên nước
Theo tôi, lần lấy phiếu tín nhiệm này vừa là thước đo trách nhiệm cá nhân đối với 49 chức danh được lấy phiếu, đồng thời cũng là thước đo trách nhiệm của các vị ĐBQH. Vì ĐBQH là người được nhân dân ủy quyền, giao trọng trách quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề nhân sự. Do đó, để chính xác, khách quan, công tâm, trước hết ĐBQH phải có đầy đủ thông tin về người mà mình quyết định trong lá phiếu. Nếu có điều kiện, để ĐBQH đối thoại với người được lấy phiếu, đặc biệt là với các cán bộ có phụ trách những vấn đề nóng mà dư luận, cử tri quan tâm sẽ tốt hơn.
Ông Lê Như Tiến
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội
Để có được một sự đánh giá chính xác nhất, tôi không chủ động khai thác thông tin mà thông tin tự đến trong quá trình tham gia nhiệm vụ được giao, trong quan hệ công tác. Từ đó, bản thân tôi có được những nhận định cụ thể về một số chức danh, rút ra ý nghĩ chủ quan, cùng với việc xem xét báo cáo thận trọng, có nhận thức đúng đắn sẽ có được cái nhìn khách quan, đúng lương tâm của mình. Tôi nghĩ, đánh giá bản thân một con người, hết sức hệ trọng, do đó cần sự công tâm.
Ông Ngô Văn Minh
Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Bản thân là ĐBQH chuyên trách nên tôi coi bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh trên đây là việc rất lớn, đòi hỏi sự công tâm, đánh giá đúng mức. Về việc có người đặt vấn đề, nếu tất cả các chức danh đều có số tín nhiệm cao. Theo tôi, nếu thực chất như thế là rất tốt, nhưng trong khi trên thực tế, sự điều hành của một số người, trong một số lĩnh vực vẫn còn khiếm khuyết, đây lại là vấn đề cần suy nghĩ. Cùng với đó, bản thân tôi cũng không dám nói chắc là có sự ưu ái hay không trong lần lấy phiếu này, vì tình cảm của mỗi con người khác nhau và lĩnh vực công tác cũng khác nhau, sự nhận định của mỗi người cũng khác nhau.
Ông Trần Ngọc Vinh
Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng