Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đối phó khủng hoảng di cư, EC đưa ra gói biện pháp quyết định

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dựa trên Chương trình Nghị sự của châu Âu về vấn đề Di cư được được ra từ tháng 5, ngày hôm qua 9/9, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một gói toàn diện các kiến nghị nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn mà các thành viên EU, các nước láng giềng đang phải đối mặt, bao gồm cả việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ làm cho người tị nạn tìm đến châu Âu.

Đối phó khủng hoảng di cư, EC đưa ra gói biện pháp quyết định - Ảnh 1
Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker cho biết: "Chúng ta, những người châu Âu nên hiểu và không bao giờ nên quên rằng tại sao việc giúp người tị nạn và tuân thủ theo quyền căn bản đối với việc tị nạn là rất quan trọng. Giờ là lúc chúng ta bắt đầu việc xây dựng một chính sách di cư châu Âu thực sự, như chúng ta đã nói tới hồi tháng 5. Các biện pháp mà chúng ta đề nghị sẽ đảm bảo rằng những người rõ ràng thực sự cần sự bảo vệ của quốc tế sẽ được dịch chuyển nhanh chóng sau khi họ đến – không chỉ bây giờ mà còn trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong tương lai. Nếu như sự đoàn kết của châu Âu cần được thể hiện chính bản thân nó, thì điều này được đặt chính trên câu hỏi về cuộc khủng hoảng di cư. Giờ là lúc chúng ta chỉ ra sự dũng cảm của tập thể và đưa ra một sự ứng phó của toàn châu Âu".

Ngày hôm qua, Ủy ban châu Âu đã đệ trình những biện pháp cụ thể sau để đối phó với cuộc khủng hoảng tị nạn hiện tại và để chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai:

·        Kiến nghị dịch chuyển khẩn cấp đối với 120,000 người tị nạn hiện đang ở Hy Lạp, Hungary và Ý sang các quốc gia thành viên EU. Con số này là con số cao nhất so với con số 40,000 mà Ủy ban châu Âu đưa ra trong tháng 5 nhằm dịch chuyển người tị nạn từ Ý và Hy Lạp;

·        Thiết lập một Cơ chế Dịch chuyển lâu dài dành cho tất cả các nước thành viên sẽ được Ủy ban châu Âu kích hoạt bất cứ lúc nào để giúp bất kỳ một quốc gia thành viên EU nào đang trải qua tình huống khủng hoảng;

·        Đưa ra một danh sách chung các nước an toàn mà người nhập cư đến từ đó để giúp các quốc gia thành viên hiện đang phải đối mặt với số lượng gia tăng đơn xin tị nạn. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình xem xét đơn xin tị nạn.

·        Đưa ra một cẩm nang hồi hương và một kế hoạch hành động của EU đối với việc hồi hương;

·        Đưa ra một chiến lược truyền thông hướng ngoại đối với việc giải quyết việc khủng hoảng tị nạn;

·        Thiết lập một Quỹ Ủy thác dành cho châu Phi để cải thiện sự ổn định và giải quyết những nguyên nhân cốt lõi đối với các dòng người di cư bất bình thường;

·        Thông báo về các quy định mua sắm công dành cho các biện pháp hỗ trợ người tị nạn

Dữ liệu cụ thể về dịch chuyển người di cư từ các nước Italia, Hy Lạp và Hungary sang các quốc gia EU khác:
 
  Italia Greece Hungary Tổng
Áo 473 1529 1638 3640
Bỉ 593 1917 2054 4564
Bulgary 208 672 720 1600
Croatia 138 447 479 1064
CH Síp 36 115 123 274
CH Séc 387 1251 1340 2978
Estonia 48 157 168 373
Finland 312 1007 1079 2398
France 3124 10093 10814 24031
Germany 4088 13206 14149 31443
Latvia 68 221 237 526
Lithuania 101 328 351 780
Luxembourg 57 185 198 440
Malta 17 56 60 133
Hà Lan 938 3030 3246 7214
Ba Lan 1207 3901 4179 9287
Bồ Đào Nha  400 1291 1383 3074
Romania 604 1951 2091 4646
Slovakia 195 631 676 1502
Slovenia 82 265 284 631
Tây Ban Nha 1941 6271 6719 14931
Thụy Sĩ 581 1877 2011 4469
Tổng 15600 50400 54000 120000