TP.HCM chẳng hạn. Chỉ một lần tới đó, nhưng Thái Lan mãi mãi không muốn nhớ tới những điều đã diễn ra trên sân Thống Nhất năm 1998. Bởi nơi đó đã chứng kiến vở kịch bi hài do 2 diễn viên Thái Lan và Indonesia đều chủ bại vì chẳng ai muốn thắng trận đấu đó do ngại gặp đội chủ nhà Việt Nam ở bán kết Tiger Cup 1998. Rút cục, Thái Lan đã bị Indonesia ép thắng để rồi phải ra Hà Nội và chịu thảm bại 0-3 vì những phút thăng hoa của Việt Hoàng, Hồng Sơn, Sỹ Hùng.
Nhưng Hà Nội không chỉ gắn liền với kỷ niệm buồn (dù 1 năm trước, Thái Lan lại nếm trải dư vị đắng sau trận hòa 1-1 ở chung kết lượt về AFF Cup tại Mỹ Đình. Do đó, Thái Lan đành nhìn ĐTVN lên ngôi vô địch). Hà Nội còn chứng kiến cả những ký ức đẹp của bóng đá Thái Lan. Người Việt Nam sẽ chẳng bao giờ quên hình ảnh thủ môn Kosin hướng về các khán đài Mỹ Đình trong buổi tối tháng 12/2003 ăn mừng. Khi đó, U23 Thái Lan với Kosin, Winothai, Thonglao, Issawa, Phanrit đã vượt qua Văn Quyến, Thanh Bình, Huy Hoàng, Hữu Thắng, Quốc Vượng đúng ở phút 120 của trận chung kết SEA Games 22 trên sân Mỹ Đình. Đó mãi là một dấu ấn đáng nhớ với Thái Lan, còn với CĐV Việt Nam, trận thua ấy hằn sâu trong tâm trí chẳng kém thất bại 0-1 trước Singapore ở chung kết Tiger Cup 1998.
Có một thực tế là ngoài trận thắng 3-0 ở Hàng Đẫy năm 1998, cả ĐTQG và U23 Việt Nam vẫn chưa thể thắng Thái Lan trong một giải chính thức trên sân nhà. Ở những giải giao hữu như Agribank Cup thì các đại diện Việt Nam từng khuất phục được Thái Lan, nhưng cứ vào giải lớn thì điều ấy lại vẫn chưa thể. Ngay cả trận chung kết lịch sử đêm 28/12/2008, ĐTVN cũng phải nhờ đến cú đánh đầu kỳ diệu của Công Vinh mới tìm được bàn gỡ hòa 1-1. ĐTVN đăng quang nhưng đó là nhờ chiến thắng tại Rajamangala (Bangkok) chứ không phải là nhờ vượt qua được Thái Lan ở Mỹ Đình.