Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nhiều vấn đề chưa rõ

Nguyễn Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 6/10, UBTV Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Nhiều ý kiến băn khoăn khi bản thân Dự Luật chưa nhận được sự đồng tình từ các bộ ngành và sự cần thiết của việc ban hành cũng chưa rõ.

Không hỗ trợ chung chung
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, thời gian trình Dự Luật quá gấp, một số nội dung trong báo cáo thuyết minh, báo cáo đánh giá tác động lại không tương thích, nhất quán với nội dung của Dự Luật. Trong Thường trực Ủy ban có ý kiến cho rằng, việc ban hành Luật thậm chí còn làm trầm trọng hơn các vấn đề, do Dự Luật có nhiều quy định mang tính khuyến khích chung, khó thực hiện. Do đó đề nghị, với chương trình hỗ trợ trọng tâm, cần rà soát kỹ đối tượng áp dụng, không hỗ trợ chung chung mà cần tập trung hỗ trợ cho các DN sản xuất, DN khoa học công nghệ, DN tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng cần phân tích rõ khả năng các biện pháp hỗ trợ có vi phạm các quy định về chống trợ cấp của WTO, về chống bán phá giá của WTO và TPP.
 Sản xuất linh kiện tại Công ty CP cơ khí Tam Hợp, huyện Sóc Sơn.   Ảnh:  Thanh Hải
Bày tỏ băn khoăn khi bản thân Dự Luật cho rằng, đánh giá tác động của Dự Luật rất khả quan nhưng thực tiễn thì khác xa.  “Chính phủ cho rằng luật sẽ có tác động tích cực tới mục tiêu đạt được 1 triệu DN thực sự hoạt động vào năm 2020. Như vậy mỗi năm tăng 130.000 DN, mỗi DN nộp ngân sách trung bình 500 triệu đồng sẽ có 260.000 tỷ đồng mỗi
Cùng ngày, UBTV Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV. Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, dự kiến Kỳ họp khai mạc vào ngày 20/10, và diễn ra trong 24 ngày làm việc. Ngoài các nội dung của kỳ họp cuối năm, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua 4 dự án luật, 1 Nghị quyết và cho ý kiến 12 Dự Luật.
năm. Nhưng cách đây 5 năm tổng số DN là 544.000, giờ chỉ có 480.000. Như vậy là tụt đi chưa kể trong 480.000, hiện tại chỉ có 45% hoạt động thôi. Vậy đánh giá đến 2020 đạt 1 triệu DN cần tính toán kỹ hơn. Ngoài ra theo tính toán của Bộ Tài chính thì áp dụng chính sách tại Luật, ngân sách sẽ bỏ ra xấp xỉ 20.000 tỷ chứ không phải 13.000 tỷ như tính toán của Chính phủ” - Phó Chủ tịch Quốc hội lo ngại.
Đã tính đến xung đột pháp luật?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu vấn đề: “Câu hỏi lớn nhất là quan hệ giữa luật này với các dự án luật khác, nhất là Luật DN năm 2015, cũng như sự tương thích trong quy định của luật này với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Theo Chủ tịch Quốc hội, “chúng ta đã thống kê có bao nhiêu chính sách hiện tại dành cho DN nhỏ và vừa chưa, tác động ra sao? Nếu các chính sách hiện hành được triển khai đầy đủ thì có cần làm luật không hay chỉ cần sửa đổi, hoàn thiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP. Ví dụ Luật Đất đai có tới 11 điểm quy định tạo điều kiện cho DN, trong đó có cả DN nhỏ và vừa được tiếp cận quỹ đất sạch, nhưng tôi chắc rằng gần như không DN nhỏ và vừa nào được vậy. Không phải chúng ta không có chính sách mà là tổ chức thực hiện chưa được”.
Thừa nhận sự chậm trễ trong việc trình Dự Luật, tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng lý giải do những yếu tố khách quan từ cách tổ chức thực hiện làm luật chưa tốt và sau khi giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng: Cần luật để có chính sách hỗ trợ cụ thể. Cung cấp thêm thông tin, ông Dũng cho biết, “theo số liệu mới nhất, cả nước hiện có 959.000 DN đăng ký và có 590.000 DN đang hoạt động”.
Đồng tình với việc cần hỗ trợ DN nhỏ và vừa, UBTV Quốc hội đề nghị trước khi trình ra Quốc hội, cơ quan soạn thảo cần hoàn thiện hồ sơ Dự Luật; rà soát lại về phạm vi điều chỉnh, đảm bảo tính khả thi, tính đến các quy định cụ thể và đảm bảo nguyên tắc thị trường và đánh giá tác động của dự án luật.