Theo Tổng cục Du lịch, hội nhập quốc tế về du lịch của Việt Nam thời gian qua được triển khai theo hướng thúc đẩy ký kết và thực hiện các hiệp định thỏa thuận hợp tác cấp chính phủ, cấp ngành song phương và đa phương, tranh thủ hợp tác, hỗ trợ của các nước thông qua các chương trình, dự án cụ thể và các cam kết cụ thể mở cửa tự do hóa thương mại dịch vụ du lịch. Trong đó, ASEAN là một trong những khuôn khổ hợp tác mà Du lịch Việt
Du lịch Việt Nam hội nhập ASEAN ngày càng hiệu quả |
Cơ chế hợp tác du lịch ASEAN chủ yếu được bàn và triển khai thông qua các phiên họp hợp tác theo 03 cấp độ: 1) Họp các nhóm công tác du lịch với sự tham dự là cấp Vụ, cấp chuyên viên của cơ quan du lịch quốc gia. Theo Chiến lược Du lịch ASEAN giai đoạn 2016-2025, Nhóm công tác du lịch sẽ có 04 Ủy ban du lịch gồm: Ủy ban giám sát nghề du lịch ASEAN; Ủy ban cạnh tranh du lịch ASEAN; Ủy ban Du lịch bền vững và trách nhiệm ASEAN; Ủy ban đánh giá, giám sát và nguồn lực du lịch ASEAN. 2) Họp Cơ quan du lịch quốc gia (ASEAN NTOS) với sự tham dự là cấp Vụ, cấp Lãnh đạo Tổng cục. 3) Họp Bộ trưởng Du lịch với sự tham dự của Bộ trưởng/ Thứ trưởng.
Du lịch Việt
Việt Nam đưa ra mức cam kết tương tự như mức cam kết của du lịch trong WTO và thực hiện đầy đủ các cam kết đối với các lĩnh vực khách sạn, dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, dịch vụ phục vụ ăn uống và kinh doanh lữ hành quốc tế. Hướng tới tự do hóa dịch vụ, Việt
Đối với các lĩnh vực cụ thể, Việt Nam đã ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) (tại ATF 2009, tại Hà Nội), xây dựng Sách hướng dẫn thực hiện MRA-TP (2013), đảm nhiệm các vai trò Trưởng nhóm/ Chủ tịch của một số Ủy ban hợp tác du lịch ASEAN.
Hiện nay, ASEAN đã thông quan Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2025. Việt