Song không thể phủ nhận rằng FDI sẽ ngày càng có vai trò quan trọng. Vì thế, thích ứng và tăng cường hiệu ứng lan tỏa của nó mới là cách hành xử thông minh.
Quan trọng là tìm thấy lợi thế trong thách thứcSố liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho thấy, tính chung trong 2 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 3,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016. Tính đến ngày 20/2/2017, cả nước có 22.904 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 297 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 156,35 tỷ USD, bằng 52,6% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.Sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Partron Vina. Ảnh: Trần Việt |
Tuy nhiên, hiện các công ty nước ngoài đã chiếm hơn 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, trong đó riêng Samsung đóng góp 22,7%. Điều này làm dấy lên câu hỏi: Nền kinh tế Việt Nam đang ở đâu? Cụm từ “hai nền kinh tế trong một quốc gia” đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhắc đến trong một hội thảo và gần đây tiếp tục xuất hiện trong nhiều cuộc tranh luận về lợi – hại của FDI. Trong khi một số đánh giá cho rằng FDI trong mấy năm qua không tạo ra một sự lan tỏa đáng kể về công nghệ và trình độ quản lý sang DN trong nước như kỳ vọng thì GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài lại cho rằng, khối này đang tạo ra những hiệu ứng tích cực. Đơn cử, DN nhỏ và vừa phát triển nhanh hơn ở những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI nhờ 2 nhân tố: Thu nhập của một bộ phận dân cư tăng lên nhanh chóng, nên có vốn để thành lập DN; thu ngân sách địa phương tăng nhanh có khả năng hỗ trợ, ưu đãi đối với DN trong nước. Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương có thể xem là minh chứng.
Nắm bắt xu thế để hành độngSẽ còn nhiều quan điểm liên quan đến FDI và các khu vực kinh tế khác của Việt Nam. Nhưng sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi một chính sách thích ứng linh hoạt của cơ quan quản lý nhằm góp phần xóa đi những e ngại về hai nền kinh tế trong một quốc gia.Trong một báo cáo gửi các nhà đầu tư mới đây, VinaCapital cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn tại các DN Nhà nước lớn. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch Công ty CP Đầu tư TNG, Chủ tịch Hiệp hội DN Thái Nguyên, lại bày tỏ mong muốn Chính phủ xem xét và có các giải pháp để khuyến khích DN tư nhân Việt Nam, tạo cho họ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn thay vì những chính sách ưu đãi đầu tư thái quá đối với DN FDI.Ở góc độ các nhà đầu tư vốn gián tiếp, VinaCapital còn khuyến nghị một giải pháp khác, đó là Nhà nước và DN Việt Nam cần chú trọng đầu tư cho thương hiệu. “Việt Nam không thiếu các công ty thành công và niềm tự tôn dân tộc của người Việt Nam cũng rất mạnh mẽ nhưng lại có ít công ty lớn đầu tư xứng đáng cho marketing và xây dựng thương hiệu để có những cái tên thật nổi bật và giá trị” - chuyên gia của công ty quản lý quỹ này nhận xét. Hai cái tên xuất hiện nhiều là VNM và FPT đều là DN niêm yết, gần đây, Vietjet, Thế giới di động là các công ty tư nhân, đã chứng minh được rằng, xây dựng thương hiệu thành công rất quan trọng và góp phần tạo ra giá trị vô cùng tốt cho các nhà đầu tư. Những DN như vậy sẽ dễ dàng thu hút vốn và mở rộng quy mô. “Nếu người Việt Nam không nhận ra thách thức này thì rất có khả năng các thương hiệu nước ngoài sẽ thống lĩnh nền kinh tế” - chuyên gia VinaCapital bình luận.Dù các ý kiến có ồn ào thế nào chăng nữa, FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực. Đây là nhận định của nhiều tổ chức lớn trên thế giới và cả những “chuyên gia” tiếp thị FDI. Ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch KBC phân tích, dù có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay không, Việt Nam vẫn đón dòng vốn đầu tư với chiều hướng tích cực. Cơ sở cho nhận định này là nếu Mỹ chưa tham gia TPP, họ sẽ xem xét thực thi chính sách tăng thuế áp lên hàng hóa nhập từ Trung Quốc lên 45% (hiện phổ biến là 2,5%). Bởi vậy, thay vì "xét nét”, giới đầu tư cho rằng, cần nắm bắt xu thế này để hành động.