Các hoạt động như triển lãm, hội chợ, gian trưng bày ấn phẩm, quà tặng sẽ được tổ chức nhằm quảng bá, tôn vinh các loại hình di sản của Việt Nam và ASEAN.
Theo kế hoach, FESTIVAL sẽ được tổ chức luân phiên giữa các nước trong khu vực. Những năm tới, một số nước đối tác của ASEAN, trước tiên là trong khu vực châu Á, có thể được mời tham gia.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân loại.
Xen giữa chương trình sẽ có Hội thảo khao học chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị di sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội giữa các địa phương và giữa Việt Nam với ASEAN.
Ngoài ra, các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại gắn kết với các di sản UNESCO sẽ đề cập đến trách nhiệm của các cơ sở kinh tế đối với công tác bảo tồn di sản…
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn cho biết, đây là một hoạt động nhằm góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của nước ta trong giai đoạn mới, chủ động tích cực hội nhập quốc tế sâu sộng.
Hiện nay, Việt Nam đã có 14 loại hình di sản thế giới được UNESCO công nhận (trong đó có 7 loại hình di sản vật thể và 7 loại hình di sản phi vật thể).
“FESTIVAL Di sản UNESCO Việt Nam – ASEAN” được kỳ vọng sẽ tăng cường gắn kết giữa các si sản ở trong nước và giữa Việt Nam với các nước ASEAN để thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững.
Đồng thời, cụ thể hóa vai trò của văn hóa trong đời sống, điều đã được khẳng định tại Tuyên bố ASEAN về Di sản văn hóa, được lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN nhất trí thông qua tại Bangkok vào tháng 7/2000.