Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Forbes đánh giá cao doanh nhân CNTT trẻ người Việt

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong một bài viết gần đây, Forbes, tạp chí kinh tế uy tín hàng đầu thế giới đã xướng danh một loạt các chủ doanh nghiệp CNTT trẻ người Việt và đưa ra những lời đánh giá tích cực.

KTĐT - Trong một bài viết gần đây, Forbes, tạp chí kinh tế uy tín hàng đầu thế giới đã xướng danh một loạt các chủ doanh nghiệp CNTT trẻ người Việt và đưa ra những lời đánh giá tích cực.
 
Forbes vừa thông báo về thương vụ bất thành giữa công ty CNTT chuyên về tìm kiếm bằng tiếng Việt là Socbay và Google. Theo đó, phía Socbay cho rằng giá mua mà Google đưa ra quá thấp.

Theo nhận định của Nguyễn Xuân Tài, Giám đốc điều hành Socbay, Eric Schmidt, Tổng giám đốc Google chỉ đưa ra mức giá bằng nửa giá trị thực trong thương vụ với Socbay, dịch vụ tìm kiếm mà anh cùng vài người bạn gây dựng từ năm 2006. "Google sẽ phải trở lại với một bản hợp đồng khác có giá trị cao hơn nếu muốn tìm được đường tắt bước vào lĩnh vực tìm kiếm tiếng Việt", Forbes dẫn lời Nguyễn Xuân Tài.

Socbay hiện chưa thu được một lợi nhuận nào và hoạt động trong văn phòng tạm tại một toà nhà chưa hoàn thành ở Hà Nội, nơi đặt máy chủ tự tạo nhưng có một tương lai xán lạn.  

Forbes bình luận, tinh thần của doanh nhân công nghệ Việt Nam gợi nhớ đến viễn cảnh của Trung quốc trong những thập kỷ qua, những thanh niên trẻ cùng nhau thành lập nhóm đầu tư mạnh dạn gây quỹ và nhanh chóng mở rộng thị trường phát triển thương mại điện tử cung cấp những cơ sở tốt.

Tìm kiếm bằng ngôn nhữ địa phương không đơn giản. Google đã nhận ra điều này ở Trung Quốc. Nhà đầu tư Trung Quốc Robin Li, ông chủ của Baidu đã đánh bại Google tại đại lục quốc gia này. Và vào năm 2005, Robin Li đã từ chối lời đề nghị mua bán của Google.

Forbes nhận định: Việt Nam đang diễn ra cuộc cách mạng truyền thông kỹ thuật số. Ở một đất nước 86 triệu dân với 26% trong số đó dùng Internet, ba triệu người lướt web ADSL, và 32 triệu người dùng di động, thì dịch vụ cung cấp cho di động sẽ sớm phát triển.

Không chỉ có Nguyễn Văn Tài, ngành công nghệ thông tin Việt Nam cũng có nhiều tên tuổi đang thành công như Tổng giám đốc Nguyễn Hoà Bình, 28 tuổi đã bắt đầu chợ điện tử Peacesoft vào năm 2001 khi còn là sinh viên năm thứ hai ĐH Quốc Gia Hà Nội.

Hòa Bình đã bắt đầu với nguồn vốn của IDG và Softbank, hiện tại đã có hơn 500.000 người đăng ký và con số này được dự đoán sẽ tăng gấp đôi bởi một bản ký kết về việc thanh toán trực tuyến vốn không thông dụng ở thẻ thanh toán và chuyển khoản ngân hàng đã được thực hiện (*).

Một doanh nhân trẻ khác ở TP HCM, anh Nguyễn Thanh Văn An, 37 tuổi, Giám đốc điều hành và người sáng lập ra trang cửa hàng sách trực tuyến Vinabook.com. Một dạng bán sách trực tuyến như trang web Dangdang.com của Trung Quốc, phiên bản của Amazon.

Trong năm năm Vinabook đã có 200.000 khách hàng, đứng sau Dangdang.com của Trung Quốc. Mục tiêu của Văn An là trở thành một nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu trên thị trường, không chỉ bán riêng lịch mà còn bán cả phim ảnh, đĩa nhạc, phần mềm, lịch…

Dịch vụ của An giao hàng tận tay người tiêu dùng theo cách đơn giản mà Dangdang.com thực hiện, sách được phân phối bằng xe máy đến tận nơi và người tiêu dùng thanh toán bằng tiền mặt.

Trên thị trường trực tuyến Việt Nam không thể không nhắc đến Vinagame và ông chủ 32 tuổi của nó Lê Hồng Minh. Từ một người mê chơi game, anh đã bắt đầu xây dựng Vinagame cùng với các bạn của mình sau khi từ bỏ việc trở thành một nhà đầu tư ngân hàng mà anh đã theo học ở ĐH Monash ở Australia.

Anh đã khởi nghiệp trong một nhà kho trang trí bằng những tấm hình bom tấn của Vinagame. Văn hoá của nó dựa trên văn hoá của nhà tài trợ vốn Silicon Dragon, tất cả các nhân viên đều có quyền sở hữu cổ phần và mỗi nhóm làm việc như một gia đình. Lê Hồng Minh cho biết trong một vài năm tới công ty sẽ mở rộng hơn nữa, mục tiêu của anh là hướng đến thị trường quốc tế.

(*) Kể từ khi Chủ tịch tập đoàn quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Patrick McGovern cắt băng khánh thành IDG Việt Nam vào năm 2006, công ty của ông đã hậu thuẫn cho hơn 40 sự khởi đầu mới ở Việt Nam trong đó bao gồm 100 triệu USD cho SocBay. Hai nhà đầu tư nổi tiếng khác ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ là Softbank China & India Holdings và DFJ VinaCapital Technology.