Điều khá bất ngờ so với dự đoán (mức tăng từ 5,4 - 5,6%) và cũng là dấu hiệu rõ hơn của trạng thái tăng trưởng GDP có xu hướng phục hồi. Đây là tín hiệu khả quan để cả năm nay tăng trưởng cao hơn 3 năm trước, đạt và vượt mục tiêu đề ra (6,2%).
Tăng đều ở tất cả các nhóm ngành
Tăng trưởng cao lên trong quý I năm nay so với cùng kỳ năm trước đạt được ở cả 3 nhóm ngành. Nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản tăng do cả 3 ngành cụ thể (nông nghiệp tăng 1,54%, lâm nghiệp tăng 6,02%, thuỷ sản tăng 3,38%).
Nhờ vậy, giá lương thực tháng 3/2015 so với tháng 12/2014 đã giảm 0,08%, mặc dù là mùa cưới hỏi, có Tết Dương lịch và Âm lịch, mùa lễ hội; đồng thời Chính phủ hỗ trợ mua tạm trữ một lượng lớn gạo để ngăn chặn việc giảm giá lương thực... Xuất khẩu gỗ, rau quả, hạt điều, hạt tiêu, sắn và sản phẩm từ sắn tăng khá cao.
Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng tăng vừa cao hơn cùng kỳ các năm trước, vừa cao hơn tốc độ tăng chung, trở lại là động lực và đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, vừa đạt được ở 4 ngành công nghiệp và ngành xây dựng. Công nghiệp khai khoáng tuy gặp khó khăn về giá xuất khẩu, nhưng nếu những kỳ trước bị giảm, thì nay đã tăng trở lại và còn cao hơn tốc độ chung của toàn bộ nền kinh tế (6,7%).
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, mang đặc tính công nghiệp rõ nhất đã tăng khá cao (9,51%). Ngành sản xuất và phân phối điện - động lực của sản xuất, tiêu dùng đã tăng với tốc độ cao nhất (11,9%). Ngành sản xuất, cung cấp nước, quản lý, xử lý nước thải, rác thải tiếp tục tăng khá (7,4%).
Ngành xây dựng - góp phần hình thành cơ sở hạ tầng, vừa là đầu ra của công nghiệp vật liệu xây dựng, vừa là đầu vào của ngành bất động sản - một trong những điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế trong mấy năm qua quý I này tăng 4,4%.
Tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ tuy thấp hơn tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế, nhưng vẫn đạt khá (5,82%). Điều đó thể hiện vai trò của nhóm ngành dịch vụ trong điều kiện mở cửa, hội nhập ngày một sâu rộng và phù hợp với xu hướng chung của các nền kinh tế trên thế giới.
Phía trước vẫn còn nhiều thách thức
Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP quý I năm nay vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng GDP của quý IV/2014 (6,96%) là quý liền trước đó. Điều đó chứng tỏ “tiến độ thực hiện kế hoạch” tuy đã bước vào kinh tế thị trường sau mấy chục năm, nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm bận rộn” - tình trạng thường diễn ra trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Song cũng từ điểm này có thể tính đến khả năng tăng cao hơn trong các quý tới.
Nhiệm vụ trong 3 quý còn lại của năm 2015 rất nặng nề lại được thực hiện trong điều kiện tổng cầu tuy đã được cải thiện, nhưng so với tổng cung (bao gồm sản xuất trong nước và nhập siêu) vẫn còn yếu, thể hiện ở nhiều mặt, trong đó có 3 mặt được lượng hóa.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tính chung 3 tháng giảm 0,1%, hiện tượng chưa từng xảy ra trong 12 năm trước đó; xuất khẩu tăng chậm lại, nhập khẩu tăng cao lên, nhập siêu khá cao; số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động quý I lên đến 16.175 (tăng 14,2%) và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh là 2.565.
Vấn đề đặt ra có nhiều, nhưng cần tập trung vào giảm lãi suất cho vay, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm nợ xấu, giảm tồn kho hơn nữa, tăng xung lực mới cho đầu tư, nhất là lượng vốn lớn còn tồn đọng trong dân dưới dạng vàng, ngoại tệ…
Chế biến cá tra xuất khẩu tại tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Huy Hùng
|