Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá cà phê hôm nay 4/7: Thiếu hụt nguồn cung tiếp tục giúp Robusta tăng tốt, nông dân lao đao vì giá phân bón

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 4/7 trong khoảng 35.300 - 36.200 đồng/kg. Tổng kết tuần này, giá cà phê tăng 400 - 500 đồng/kg.

 Giá cà phê hôm nay 4/7: Thiếu hụt nguồn cung tiếp tục giúp Robusta tăng tốt, nông dân lao đao vì giá phân bón
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 35.300 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 36.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 36.100 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 36.100 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 36.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 36.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 36.100 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 36.000 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm giữ nguyên so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Tổng kết tuần này, giá cà phê tăng 400 - 500 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2021 tăng 6 USD/tấn ở mức 1.707 USD/tấn, giao tháng 11/2021 giảm 6 USD/tấn ở mức 1.699 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2021 giảm 3,35 cent/lb ở mức 153.05 cent/lb, giao tháng 12/2021 giảm 3,35 cent/lb ở mức 155.95 cent/lb.

Giá cà phê New York sụt giảm liên tiếp trong những phiên vừa qua, khi nhiều thông tin cho biết đợt lạnh cuối tháng 6/2021 ở miền nam Brazil không gây hại gì đáng kể cho cây cà phê Arabica. Trong khi đó, áp lực bán hàng vụ mới từ quốc gia này cũng khiến Arabica giảm mạnh.

Trái lại, giá cà phê London không chỉ đứng vững trên mức tâm lý mà còn tạo ra hiện tượng "vắt giá". Điều này được các nhà phân tích cho rằng do nhu cầu hàng thực trong ngắn và trung hạn gây ra.

Dữ liệu báo cáo của Indonesia cho thấy xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 6/2021 chỉ đạt 110.147 bao, giảm tới 143.100 bao, tức giảm 56,50% so với cùng kỳ năm trước. Điều này góp phần lũy kế xuất khẩu cà phê Robusta của Indonesia trong 9 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng 1.642.082 bao, giảm 706.908 bao, tức giảm hơn 30,09% so với cùng kỳ niên vụ trước. Nguyên nhân được cho là cùng chung với xuất khẩu sụt giảm của các quốc gia sản xuất cà phê ở khu vực Đông Nam, Á vì thiếu container rỗng và giá cước vận tải biển tăng quá cao. Điều này khiến giá Robusta liên tục được giữ vững ở mức cao.

Hiện nay, giá phân bón trong nước đang cao đến chóng mặt, khiến người nông dân trồng cà phê lao đao. Ghi nhận của phóng viên báo Gia Lai ngày 3/7: Chủ một đại lý phân bón ở TP Pleiku cho biết, giá phân Urê bán ra hôm nay dao động từ 12 triệu đồng đến 12,6 triệu đồng/tấn, cao hơn thời điểm tháng 5/2021 khoảng 2,3-2,4 triệu đồng/tấn; Kali bán ra giá 9,8-10,2 triệu đồng/tấn; NPK hàm lượng 20-20-15 giá 14 triệu đồng/tấn; NPK 17-7-17 bán ra 12-12,4 triệu đồng/tấn; NPK 16-8-16 bán ra 12-12,3 triệu đồng/tấn… Tăng cao nhất vẫn là dòng phân bón Kali. Phân bón nhập về nhưng nông dân không thể mua do giá tăng quá cao.

Trong bối cảnh trên, nhiều nhà vườn đã nhanh chóng chuyển đổi sang canh tác theo hướng hữu cơ. Sản xuất cà phê hữu cơ vừa bảo vệ môi trường, vừa có lợi cho sức khỏe của chính nông dân, người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc các hợp tác xã cùng liên kết trồng cà phê hữu cơ sẽ thúc đẩy phát triển ,và góp phần xây dựng thương hiệu cà phê hữu cơ cho địa phương tại thị trường trong nước và thế giới.