Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá dầu ghi nhận tuần tăng mạnh từ cuối tháng 8

Hoàng Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau khi giảm 6 tuần liên tiếp, giá dầu thô đã ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 8. Nguyên nhân được chỉ ra do tâm lý lạc quan khi lo ngại về ảnh hưởng của biến thể Omicron đối với nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu suy yếu.

Chốt tuần giao dịch, giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,42% lên 71,95 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 2 cũng tăng 1,25% lên 75,35 USD/thùng. 

Ảnh munh họa

Giá dầu thô đã ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 8, với tâm lý thị trường lạc quan sau khi lo ngại về ảnh hưởng của biến thể Omicron đối với nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu nhiên liệu suy yếu.

Sau khi giảm 6 tuần liên tiếp, dầu thô Brent tăng 7,7% trong tuần qua. Trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ đã tăng 8,1% trong tuần, sau khi xuống đáy 4 tuần ở mức 62,48 USD vào tuần trước.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu bị kìm hãm khi lưu lượng hàng không nội địa ở Trung Quốc giảm, do các hạn chế đi lại bị siết chặt hơn và lòng tin của người tiêu dùng yếu đi sau khi các đợt bùng phát nhỏ lặp lại.

Bước vào phiên giao dịch đầu tuần ngày 6/12 bật tăng mạnh trong bối cảnh thị trường ghi nhận lực hỗ trợ từ cả 2 phía cung - cầu đã đẩy giá dầu. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, đến đầu giờ sáng 6/12 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 đứng ở mức 67,78 USD/thùng, tăng 1,52 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 2/2022 đứng ở mức 71,42 USD/thùng, tăng 1,54 USD/thùng trong phiên.

Saudi Arabia quyết định tăng giá bán dầu cho thị trường Đông Nam Á và Mỹ đã hỗ trợ giá dầu ngày 7 - 8/12 tiếp tục duy trì đà tăng. Đặc biệt, lo ngại về biến thể Omicron bị gạt bỏ sau khi hãng dược Pfizer tuyên bố vaccine Pfizer vẫn có tác dụng đã lấy lại đà cho giá dầu hôm 9/12 bật tăng mạnh.

Tuy nhiên, với những dữ liệu không mấy sáng sủa như lo ngại biến chủng Omicron lan rộng, EIA điều chỉnh dầu Brent đã kéo giá dầu hôm 10/12 đi xuống. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, đến đầu giờ sáng 10/12 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1 ở mức 70,56 USD/thùng, giảm 0,54% (tương đương 0,38 USD/thùng).  Còn giá dầu Brent giao tháng 2/2022 đứng ở mức 74,42 USD/thùng, tăng 1,85% (tương đương 1,40 USD/thùng).

Các công trình dầu khí trên biển của Petrovietnam (ảnh minh họa).

Đến đầu giờ sáng 11/12 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 đứng ở mức 71,96 USD/thùng, tăng 1,02 USD/thùng trong phiên. So với cùng thời điểm ngày 10/12, giá dầu WTI giao tháng 1/2022 đã tăng tới 1,11 USD/thùng.

Còn giá dầu Brent giao tháng 2/2022 đứng ở mức 75,37 USD/thùng, tăng 0,95 USD/thùng trong phiên và đã tăng tới 1,1 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 10/12.

Phân tích của các chuyên gia, sau khi thị trường ghi nhận loạt dữ liệu tích cực về biến thể Omicron, qua đó giúp tạm thời gạt bỏ những lo ngại về tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với triển vọng kinh tế toàn cầu khiến giá dầu ngày 11/12 tăng mạnh trở lại

Biến thể Omicron đang khiến các ca nhiễm Covid-19 mới tăng nhanh nhưng theo dữ liệu từ các bệnh viện châu Phi, phần lớn bệnh nhân đều có triệu chứng nhẹ hơn so với các làn sóng lây nhiễm trước.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến chủng Omicron đang lây lan mạnh ở châu Phi, nhưng có nhiều dấu hiệu tích cực khi các dữ liệu sơ bộ cho thấy số ca nhập viện ở Nam Phi tương đối thấp. Cụ thể, số ca phải điều trị tích cực ở Nam Phi từ ngày 14/11 đến 4/12 chỉ chiếm khoảng 6,3%, nghĩa là thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nhập viện điều trị tích cực ở các làn sóng trước.

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cũng cho biết, các ca nhiễm biến chủng Omicron đến nay dường như hầu hết là thể nhẹ.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do lo ngại giá khí đốt tiếp tục tăng cao, đặc biệt sau khi Mỹ cho biết sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga nếu như nước này có động thái với Ukraina.