Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá dầu thế giới chứng kiến tuần phục hồi mạnh nhất

Phương Dung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong tuần này, dầu thô ngọt nhẹ WTI đã tăng 5,1% và dầu thô Brent biển Bắc tăng 4,7%, đánh dấu tuần tăng giá mạnh nhất đối với cả 2 mặt hàng này trên thị trường toàn cầu kể từ tuần kết thúc vào ngày 19/5.

Giá “vàng đen” ghi nhận phiên tăng giá thứ 7 liên tiếp trong ngày giao dịch cuối tuần (ngày 30/6) do sản lượng dầu của Mỹ sụt giảm. Dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 0,2%, khoảng 8 xu Mỹ so với đóng cửa phiên trước lên 45,01 USD/thùng, dầu Brent biển Bắc tăng 0,2% hay 7 xu Mỹ lên 47,49 USD/thùng.
Sản lượng khai thác dầu của Mỹ sụt giảm đã thúc đẩy thị trường dầu trong tuần này.
Trong tuần trước, giá dầu đã xuống mức thấp 10 tháng do thị trường dư thừa nguồn cung, tuy nhiên số liệu đang cho thấy sản lượng của Mỹ sụt giảm đã thúc đẩy thị trường trong tuần này. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm 100.000 thùng/ngày xuống 9,3 triệu thùng/ngày trong tuần trước, ghi nhận tuần giảm nhiều nhất kể từ tháng 6/2016.
Giá dầu đi lên ngay trong phiên giao dịch đầu tuần (26/6), bất chấp nguồn cung dầu của Mỹ và một số nước được miễn thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu của Nhóm Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn gia tăng.
Thị trường dầu duy trì đà tăng giá trong các phiên giao dịch tiếp theo trong bối cảnh Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, lượng xăng dầu dự trữ của Mỹ đã giảm 894.000 thùng trong tuần tính đến ngày 23/6, giảm 583.000 thùng so với ước tính của các nhà phân tích.
Tới phiên giao dịch cuối tuần, thị trường dầu thế giới đánh dấu phiên tăng giá thứ bảy liên tiếp của mặt hàng này, sau khi xuất hiện thông tin mới cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ chứng kiến tuần sụt giảm đầu tiên trong 24 tuần, qua đó làm dấy lên kỳ vọng sản lượng dầu thô của nước này sẽ suy yếu.
Theo báo cáo của côngty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố ngày 30/6, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đã giảm 2 giàn trong tuần xuống còn 756 giàn, đánh dấu tuần giảm thứ hai kể từ đầu năm nay và tuần giảm đầu tiên sau 23 tuần tăng liên tiếp.
Chuyên gia Michael McCarthy của Công ty CMC Markets ở Sydney cho rằng có hai nguyên nhân chính kéo giá dầu thế giới đi lên trong phiên giao dịch ngày 30/6 vừa qua, đó là sản lượng dầu của Mỹ giảm xuống và đồng USD  suy yếu.
Theo các chuyên gia kinh tế, một đồng USD yếu hơn càng làm thị trường giao dịch thêm sôi động do giá dầu tính theo đồng bạc xanh trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác.
Các báo cáo mới nhất cho thấy sản lượng dầu của Mỹ suy giảm đã hỗ trợ cho giá dầu trong tuần này sau khi đã chạm mức thấp nhất trong 10 tháng hồi tuần trước do tình trạng dư cung gia tăng. Sản lượng dầu của Mỹ đã giảm 100.000 thùng/ngày xuống còn 9,3 triệu thùng/ngày hồi tuần trước, mức giảm theo tuần mạnh nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.
Tuy nhiên, thị trường dầu vẫn chưa hết áp lực giảm giá trong thời gian sắp tới do nguồn cung nhiên liệu trên toàn cầu vẫn cao mặt dù OPEC và các quốc gia sản xuất dầu chủ chốt khác đã thực hiện cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày tổng cộng từ đầu năm nay.