Bất chấp những lo ngại về tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu và sự suy giảm mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trong phiên giao dịch ngày 9/10 đã tăng trở lại sau các đợt sụt giảm liên tiếp.
Sáng qua (9/10), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã bơm 265 tỷ Nhân dân tệ (42,1 tỷ USD) vào kinh tế nước này, thông qua các hợp đồng repo trên thị trường mở nhằm nới lỏng các điều kiện thanh khoản trong hệ thống ngân hàng nước này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Tại thị trường New Yock, Mỹ, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11 tăng 3,06 USD lên 92,39 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, Anh, giá dầu Brent biển Bắc giao cùng tháng cũng tăng tới 2,68 USD, đứ́ng ở mức 114,5 USD/thùng.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường đêm qua là những căng thẳng có dấu hiệu leo thang ở Trung Đông, giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Israel. Nhà đầu tư lo ngại tình hình này có thể làm gián đoạn nguồn cung trên phạm vi toàn cầu.
Trong một cuộc gặp cấp bộ trưởng tại thủ đô Riat của Arập Xêút, Bộ trưởng Dầu mỏ nước này Ali al-Naimi cho biết các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ cùng hợp tác để cân đối giá dầu.
Ông cũng cảnh báo giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chủ yếu là tại các nền kinh tế đang phát triển.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho hay, trong phiên giao dịch đêm qua, có thời điểm chênh lệch giữa giá dầu thô New York và dầu thô Brent bị "pha loãng" tới 23,10 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 21/10/2011, sau đó đã rút ngắn còn 22,11 USD.
Tương tự, giá dầu sưởi tháng 11 tăng 6 cent, tương ứng 1,9%, lên 3,20 USD/gallon, cao nhất từ 14/9. Giá xăng cùng hạn tăng 7 cent, tương ứng 2,3%, lên 2,96 USD/gallon, cao nhất từ 28/9. Giá khí tăng 6 cent, tương ứng 1,9%, lên 3,47 USD/ triệu BTU.