Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ nhích 23 xu Mỹ cent, tương đương 0,6%, lên 39,07 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent cũng tăng 18 xu Mỹ, tương đương 0,4%, lên 41,69 USD/thùng. Cả hai mặt hàng dầu chủ chốt này đều leo dốc khoảng 2% trong phiên giao dịch ngày 18/6.
Kế hoạch cắt giảm nguồn cung còn thiếu theo hạn ngạch trong tháng 5 được Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, còn gọi là nhóm OPEC+, của Iraq và Kazakhstan đã hỗ trợ thị trường năng lượng trong phiên này.
“Sắp tới OPEC sẽ còn đạt được nhiều thỏa thuận hơn nữa”, Phil Flynn, chuyên gia phân tích dầu cấp cao của Price Futures Group tại Chicago, nhận định.
Trong ngày 18/6, ủy ban giám sát thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã gặp gỡ để xem xét lại việc cắt giảm kỷ lục nguồn cung dầu cũng như kế hoạch của các nước như Iraq và Kazakhstan để gia tăng đồng thuận về hạn ngạch nhằm hỗ trợ giá dầu khi nhu cầu sụt giảm hơn 30% do đại dịch Covid-19.
Nhóm OPEC+, đã cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày, tương đương với 10% nguồn cung toàn cầu từ ngày 1/5.
Trước đó, theo hai nguồn tin từ OPEC+, cuộc thảo luận của ủy ban giám sát của OPEC sẽ không đề cập đến chuyện kéo dài việc cắt giảm đến tháng 8. Trong tháng 5, OPEC+ đã đạt được sự đồng thuận 87% cam kết cắt giảm sản lượng.
Nỗi lo về nhu cầu đối với mặt hàng dầu mỏ lại dấy lên sau khi số ca nhiễm bệnh Covid-19 tăng mạnh khiến cho Bắc Kinh phải hủy bỏ các chuyến bay, đóng cửa trường học. Một số bang tại Mỹ như Texas, Florida và California có số lượng ca nhiễm mới tăng lên khá nhiều.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng giá dầu có thể vẫn nằm trong khoảng 35-40 USD/thùng, khi đa số các thành viên thuộc OPEC+ đều đang tuân thủ các thỏa thuận cắt giảm, trong khi các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đang kiềm chế sản lượng, giữa lúc nhu cầu nhiên liệu đang dần cải thiện.
Các nguồn tin từ OPEC+ mới đây cho hay, mức độ tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng của khối này trong tháng 5 ở mức 87%.
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cảnh báo thị trường dầu vẫn sẽ trong tình trạng dư cung trong nửa cuối năm 2020 kể cả khi nhu cầu cải thiện, vì OPEC dự đoán lượng cung từ bên ngoài khối này sẽ cao hơn dự đoán trước đây khoảng 300.000 thùng/ngày.
Lượng dự trữ dầu thô của Mỹ tăng liên tiếp hai tuần lên mốc kỷ lục cũng khiến cho các nhà đầu tư bận tâm, nhưng theo dữ liệu Chính phủ Mỹ thì trữ lượng xăng và sản phẩm chưng cất lại giảm, từ đó cho thấy nhu cầu có cải thiện.
Chiến lược gia hàng hóa cao cấp Daniel Hynes của ANZ nhận xét: “Việc cắt giảm sản lượng kỷ lục của OPEC+ cùng với việc Iraq đề xuất bù đắp quota thỏa thuận trong tháng 5 và tháng 6 sẽ thắt chặt thị trường trong ngắn hạn, hỗ trợ tích cực cho đà phục hồi của giá dầu mỏ”./.