Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg lên lần lượt 57.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg.
Tương tự, tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang giá lợn hôm nay cũng báo tăng 1.000 đồng/kg lên mức 56.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại Hà Nội, Hưng Yên giá lợn hơi được thu mua với mức 56.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Huế, Ninh Thuận giá lợn hơi ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá lợn hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Định giá lợn hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 50.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 50.000 - 55.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang giá lợn hơi được thu mua với mức 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bến Tre giá lợn hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 52.000 - 56.000 đồng/kg.
Giải pháp nào giúp ngành chăn nuôi vượt qua dịch Covid-19?
Tại Hội thảo trực tuyến "Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn Việt Nam sau Dịch tả lợn Châu Phi & trong bối cảnh đại dịch Covid-19" do Hội Chăn nuôi Việt Nam và Informa Markets - Ban Tổ Chức triển lãm Vietstock tổ chức, TS Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, để giúp ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng phát triển bền vững sau Dịch tả lợn Châu Phi và trong bối cảnh Covid-19 đó là:
1. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và chỉ đạo tái đàn, tăng đàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sớm có chính sách về lãi suất tiền vay, đất đai với ngành chăn nuôi lợn tái đàn, tăng đàn, chăn nuôi an toàn sinh học theo chu kỳ sản xuất; thực hiện vay ưu đãi, giãn nợ, xóa nợ cho các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi;
3. Cần có cơ chế chính sách để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động phân phối lưu thông, cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi. Cần quy định nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y phục vụ trực tiếp cho chăn nuôi; các sản phẩm đầu ra như thịt, trứng, sữa là những mặt hàng thiết yếu.
4. Đề nghị Bộ Y tế xem xét đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất con giống vật nuôi, chế biến thịt, trứng, sữa phục vụ tiêu dùng, chuyên chở thức ăn chăn nuôi là những đối tượng được ưu tiên tiêm phòng vaccine Covid-19.
5. Cần sớm có quy định về thu mua, giết mổ, chế biến và dự trữ thịt gà, thịt lợn khi ứ đọng, chậm do cung vượt cầu, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh; giúp giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi; góp phần bảo vệ người tiêu dùng, chủ động điều hành sản xuất trong nước và lộ trình nhập khẩu thịt hàng năm.
6. Cần kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống kênh phân phối, cơ sở giết mổ và đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn, tính từ lợn xuất chuồng đến người tiêu dùng, bảo đảm lợi ích của người chăn nuôi, người cung ứng và người tiêu dùng; Kiểm tra, ngăn chặn nghiêm các hoạt động xuất, nhập khẩu lợn giống, lợn thịt và các sản phẩm thịt lợn trái phép. có các giải pháp thiết thực để hạ giá thành con giống và lợn thịt...
Còn theo TS Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam, đứng trước những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, cần thiết phải giảm chi phí trong chăn nuôi. Muốn vậy, cần tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết; tăng quy mô chăn nuôi, khuyến khích trang trại và hộ chuyên nghiệp; áp dụng công nghệ chuồng trại tiên tiến, hiện đại; công nghệ tin học trong quản lý; áp dụng quy trình phòng chống dịch bệnh, quy trình an toàn sinh học hợp lý...
Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức về chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình hóa chất, thuốc thú y cho người chăn nuôi, tránh tình trạng sử dụng thuốc thú y tràn lan "đánh nhầm hơn bỏ sót" vừa làm gia tăng chi phí, vừa ảnh hưởng đến môi tường. Ngoài ra, cần sử dụng con giống tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, áp dụng chăn nuôi tuần hoàn để tận thu sản phẩm chăn nuôi.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ, nhằm tăng năng suất và tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi; tiếp tục chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, nhất là vấn đề tăng giá dịch vụ đầu vào hiện nay.