Giá lợn hơi ngày 22/8/2021: Người nuôi bị thương lái ép giá khi xảy ra dịch bệnh?

Theo tieudung.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tuần qua, giá lợn hơi trên cả 3 miền biến động từ 1.000 - 4.000 đồng/kg, hiện được thu mua trong khoảng 50.000 - 57.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Nội, Hưng Yên giá lợn hơi hôm nay (22/8) được thu mua với mức 56.000 - 57.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Huế, Ninh Thuận giá lợn hơi ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá lợn hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Định giá lợn hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 50.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 50.000 - 55.000 đồng/kg.
 Ảnh minh họa. Ảnh: Hội Cỏ
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang giá lợn hơi được thu mua với mức 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bến Tre giá lợn hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 52.000 - 56.000 đồng/kg.
Thương lái ép giá nông dân khi có dịch bệnh?
Mặc dù giá lợn hơi ở mức thấp và cầm chắc lỗ nhưng các chủ trại vẫn phải xuất bán để có tiền mua cám. Theo ông Nguyễn Hữu Thắng - Chủ trại lợn Hoa Phượng (huyện Vĩnh Cửu tình Đồng Nai) do tình hình tiêu thụ khó khăn, giá lợn hơi xuất chuồng đang ở mức thấp nhất 2 năm qua khiến nhiều người chăn nuôi thua lỗ. Với giá bán hiện nay, người nuôi đang lỗ khoảng 1 triệu đồng/con lợn thịt.
Theo ông Nguyễn Trường Giang - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, hiện nay, số lượng lợn tại Đồng Nai vẫn ổn định ở mức gần 2,5 triệu con. Công tác đảm bảo an toàn, phòng chống dịch trên lợn vẫn được địa phương triển khai thường xuyên. Tuy nhiên, do dịch bệnh, mức tiêu dùng giảm nên giá lợn bị kéo xuống thấp gây khó khăn cho người chăn nuôi. Ngành nông nghiệp cũng đã triển khai nhiều biện pháp, hỗ trợ người chăn nuôi như tạo ra các chuỗi liên kết, liên hệ thương lái… nhưng chưa khả thi vì dịch bệnh đang rất phức tạp. Giờ chỉ còn cách chờ dịch bệnh được kiếm soát mới có hy vọng giảm bớt khó khăn.
Đánh giá của Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cũng cho thấy, sau khi dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, tình hình tái đàn ở các địa phương diễn ra khá tốt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm mạnh, đặc biệt là khối tiêu thụ cho các bếp ăn khu công nghiệp, trường học, bếp ăn tập thể, khách sạn, nhà hàng... dẫn đến giá lợn giảm trong thời gian qua. Việc các tỉnh thành áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội khiến vận chuyển khó khăn, thương lái thu mua cũng có tâm lý ép giá nông dân.
Về lâu dài, để giúp người dân phát triển đàn lợn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nhằm đảm bảo ổn định giá cả và nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, ngành chức năng cần kịp thời tìm giải pháp kéo giảm giá các loại thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình chăn nuôi hiệu quả. Ðồng thời, tăng cường các hoạt động kết nối cung - cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm với mức giá phù hợp trong điều kiện dịch bệnh hiện nay để người chăn nuôi lợn yên tâm sản xuất.