Nông dân thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên (huyện Hoài Đức) chăm sóc rau an toàn. |
Tương tự, bà Nguyễn Thị Minh, xã Song Phương, huyện Hoài Đức cho biết, những ngày qua, thương lái đã về thu mua nên giá nông sản bắt đầu tăng. “Khoảng 20 ngày trước đó, tôi bán 10 củ su hào được 5.000 - 6.000 đồng thì nay đổ buôn cho thương lái 15.000 - 18.000 đồng. Dịch Covid-19 được kiểm soát thì hoạt động sản xuất, kinh doanh chắc chắn ổn định trở lại, đồng nghĩa với giá rau xanh sẽ tăng, người nông dân chúng tôi sẽ có lãi để tái sản xuất” - bà Nguyễn Thị Minh cho biết.Tại vùng rau xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, các loại rau ăn lá sản xuất theo quy trình an toàn được bán với giá 7.000 - 8.000 đồng/kg (thời điểm sau Tết Tân Sửu chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg). Hiện nay, mỗi ngày Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Văn Đức cung cấp cho các bếp ăn tập thể trường học, DN, siêu thị, cửa hàng tiện ích với số lượng lên tới 15 - 20 tấn.Về giá rau xanh tăng trở lại trong những ngày gần đây, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tạ Văn Tường cho biết, thời điểm này, các địa phương trên địa bàn TP đã thu hoạch gần hết diện tích rau vụ Đông Xuân nên sản lượng rau xanh đưa ra thị trường giảm. Trong khi đó, các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể hoạt động trở lại sau khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát đã có những tác động nhất định tới thị trường rau xanh Hà Nội. Để ổn định nguồn cung rau xanh trong thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến cáo người nông dân tập trung làm đất, trồng rau ở những vùng đã được quy hoạch và thường xuyên thăm đồng để có biện pháp phòng, trừ sâu bệnh kịp thời. Mặt khác, bà con nông dân phải tuyệt đối tuân thủ các kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử dụng phân bón phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng để rau đảm bảo chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.