Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá thép xây dựng hôm nay 15/6: Thị trường thép trong nước tiếp tục ổn định

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày làm việc đầu tuần (15/6), thị trường thép trong nước tiếp tục ổn định giá bán, trên sàn giao dịch Thượng Hải đã chấm dứt đà tăng, quay đầu giảm xuống mức 5.163 Nhân dân tệ/tấn.

Trên sàn giao dịch Thượng Hải, hôm nay (15/6) giá thép đã chấm dứt đà tăng, quay đầu giảm.

Giá thép tại miền Bắc

Tại thị trường miền Bắc, Tập đoàn Hòa Phát giá thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.100 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý ổn định giá bán, với thép cuộn CB240 ở mức 17.310 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức hiện giá thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.180 đồng/kg.

Thương hiệu thép Kyoei với dòng thép cuộn CB240 ở mức 17.250 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá 17.200 đồng/kg.

Công ty thép Thái Nguyên với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 có giá 16.950 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 17.200 đồng/kg.

Thương hiệu Thép Mỹ với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.700 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá là 17.310 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Tại thị trường miền Trung, thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tiếp tục đồng giá 17.310 đồng/kg.

Với thép Việt Đức tiếp tục ổn định hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 17.610 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 17.560 đồng/kg.

Thương hiệu thép Pomina với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.900 đồng/kg. Dòng thép D10 CB300 hiện có giá là 17.360 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Với thương hiệu Hòa Phát, sau đợt giảm mạnh giá ngày 7/6 hiện thép cuộn CB240 ở mức 17.200 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.

Thương hiệu thép Pomina tại thị trường miền Nam thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.750 đồng/kg. Tương tự, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.200 đồng/kg.

Thương hiệu thép Miền Nam, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức 17.460 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.310 đồng/kg.

Thương hiệu thép Tung Ho hiện thép cuộn CB240 đang duy trì ở mức 17.100 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.850 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Chốt phiên giao dịch, giá thép hôm nay giao kỳ hạn đến tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 53 Nhân dân tệ xuống mức 5.163 Nhân dân tệ/tấn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 5 đạt hơn 708 nghìn tấn, giá trị hơn 288 triệu USD, tăng hơn 18% về lượng và tăng 15,5% về giá trị so với tháng 4.

Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt hơn 2,7 triệu tấn, trị giá hơn 1,1 tỷ USD, tăng gần 27% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu trung bình phế liệu thép trong tháng 5 đạt 407 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tháng 4.

Tính chung 5 tháng đầu năm, giá nhập khẩu trung bình phế liệu thép đạt 401 USD/tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Trong khoảng thời gian này, Nhật Bản, Mỹ, Australia và Hồng Kông là 4 thị trường xuất khẩu phế liệu sắt thép chính cho Việt Nam.

Nhập khẩu từ Nhật Bản, thị trường lớn nhất trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 1.1 triệu tấn, tương đương gần 516 triệu USD, giảm 7% về lượng, tăng 46% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 47% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép của Mỹ đạt hơn 540 nghìn tấn, tương đương hơn 213 triệu USD, tăng 90% về lượng, tăng 193% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Nhập khẩu từ Australia đạt 252,5 nghìn tấn, tương đương gần 113 triệu USD, tăng 125% về lượng, tăng 271% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Còn về Hồng Kông đạt 223 nghìn tấn, tương đương gần 96 triệu USD, tăng 32% về lượng, tăng 118% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 9% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Trong các kịch bản điều hành giá quý I và các tháng còn lại, Bộ Tài chính đã tính đến các diễn biến tăng giá vật liệu xây dựng, trong đó có giá thép. Do giá thép xây dựng trong thời gian vừa qua tăng do biến động về cung - cầu tiêu thụ. Đồng thời, giá nguyên liệu thô sản xuất thép như phế liệu thép, phôi thép tăng cao.

"Vì vậy, cần ưu tiên các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng lợi dụng tăng giá nguyên liệu đầu vào để tăng giá bất hợp lý" - Đại diện Bộ Tài chính cho biết.