Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 60.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 59.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 59.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 62.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 61.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua.
Hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,24% chốt tại 3.813 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 giữ nguyên mức 2.625 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok tăng lên 6.006 USD/tấn sau khi thêm 0,23%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn. Tại Việt Nam, giá tiêu đen giao dịch ở 3.150 - 3.250 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng ở mức 4.600 USD/tấn.
Theo IPC, thị trường tuần này tiếp tục phản ứng trái chiều với giá tiêu nội địa Sri Lanka và giá tiêu đen quốc tế Malaysia được báo cáo giảm. Mặc dù đồng Rupee của Ấn Độ suy yếu so với Đô la Mỹ, ghi nhận mất giá 1%, tuy nhiên giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tích cực.
Hôm qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã chính thức công bố số liệu xuất nhập khẩu tháng 11/2022. Theo đó, trong tháng 11/2022 Việt Nam xuất khẩu được 16.425 tấn, tiêu đen đạt 14.692 tấn, tiêu trắng đạt 1.733 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 61 triệu USD, tiêu đen đạt 51,8 triệu USD, tiêu trắng đạt 9,2 triệu USD.
So với tháng trước lượng xuất khẩu giảm 8%, kim ngạch giảm 9,7%. Olam, Trân Châu và Nedspice là 3 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong tháng với lượng xuất khẩu lần lượt là 2.308 tấn, 1.116 tấn và 1.090 tấn. Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là 2 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, trong đó lượng nhập khẩu của Mỹ đạt 3.339 tấn giảm 17,8% và của Trung Quốc đạt 2.613 tấn, giảm 31,9% so với tháng 10 năm 2022.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 11/2022 Việt Nam đã nhập khẩu 2.474 tấn, trong đó tiêu đen đạt 2.337 tấn, tiêu trắng đạt 137 tấn. So với tháng 10/2022, lượng nhập khẩu tăng 13,8%, kim ngạch tăng 13,5%. Brazil tiếp tục là nước cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam đạt 1.805, chiếm 73%. Các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu trong tháng 11 bao gồm: Olam Việt Nam, Gia vị Việt Nam, Liên Thành, KSS Việt Nam, Harris Freeman Việt Nam và Haprosimex JSC.
Hôm qua đồng USD tăng, sau khi dữ liệu lạm phát của nhà sản xuất trong tháng 11 tăng nóng hơn một chút so với dự kiến, làm dấy lên nhiều đồn đoán xung quanh lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong cuộc họp tuần tới.
Cụ thể, dữ liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ đã tăng 0,3% trong tháng trước, cao hơn mức dự báo 0,2% của nhà kinh tế. Điều này khiến Fed có thể tăng mạnh lãi suất, qua đó gây khó khăn cho các thị trường hàng hóa, trong đó có hồ tiêu.