Giá tiêu hôm nay 18/8: Đồng USD cao làm giảm sức mua hàng hóa toàn cầu

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 18/8 trong khoảng 69.000 - 71.500 đồng/kg. Thị trường hồ tiêu nội địa đã đâm thủng mốc 70.000 đồng/kg trong bối cảnh đồng USD tăng cao làm giảm sức mua hàng hóa toàn cầu. Thị trường hồ tiêu thế giới đi ngang trong phiên vừa qua.

Giá tiêu hôm nay 18/8: Đồng USD tăng cao làm giảm sức mua hàng hóa toàn cầu
Giá tiêu hôm nay 18/8: Đồng USD tăng cao làm giảm sức mua hàng hóa toàn cầu

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 71.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay giảm 500 đồng/kg ở Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường hồ tiêu nội địa đã đâm thủng mốc 70.000 đồng/kg trong bối cảnh đồng USD tăng cao làm giảm sức mua hàng hóa toàn cầu.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 4.255 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.626 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.100 USD/tấn. Thị trường hồ tiêu thế giới đi ngang trong phiên vừa qua.

Theo thống kê, hiện giá tiêu Brazil tăng khoảng 18% so với đầu năm, cao hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do khó khăn về thu mua của các thương lái. Nông dân Brazil trữ tiêu nhiều hơn.

Tính chung 7 tháng đầu năm nay, quốc gia nhập khẩu hạt tiêu Brazil cao nhất vẫn là Việt Nam với lượng nhập khẩu là 8.411 tấn, tiếp theo là Senegal với 4.793 tấn, tiếp theo là Ma-rốc 4.267 tấn, UAE 4.171 tấn, Ấn Độ với lượng là 3.344 tấn và Pakistan là 3.024 tấn.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid năm 2020-2021, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang EU giảm, nhưng thị phần đạt 17,1% chỉ giảm nhẹ so với mức 18,2% của năm 2021.

Hiện có thể nói so với Brazil, Việt Nam vẫn giữ được lợi thế trước mắt nhưng về lâu dài cần tiếp tục nâng cao chất lượng, khai thác các phân khúc thị trường khác nhau vì EU liên tục cập nhật và tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, các tiêu chí tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu.

Vì vậy, bên cạnh lợi thế cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hướng đến việc cạnh tranh thông qua việc thỏa mãn các yêu cầu, tiêu chí nghiêm ngặt từ EU để giữ vững vị thế và đồng thời tham gia sâu hơn vào các thị trường khác.