Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá tiêu hôm nay 29/5: giá tiêu Brazil và thị trường trong nước tăng sốc

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 29/5 trong khoảng 123.000 - 126.000 đồng/kg. IPC điều chỉnh giảm nhẹ giá tiêu của Indonesia sau phiên tăng mạnh đầu tuần. Còn giá tiêu Brazil được báo tăng mạnh tới 15% trong bối cảnh đồng USD giảm và cước tàu biển vẫn căng thẳng.

Giá tiêu hôm nay 29/5: giá tiêu Brazil và thị trường trong nước tăng sốc
Giá tiêu hôm nay 29/5: giá tiêu Brazil và thị trường trong nước tăng sốc

Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 126.000 đồng/kg, tăng 6.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 125.000 đồng/kg, tăng 5.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 123.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 123.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 123.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 125.000 đồng/kg, tăng 6.000 đồng/kg.

Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng mạnh 3.000 - 6.000 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 5.111 USD/tấn, giảm 0,2%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 5.900 USD/tấn, tăng 900 USD/tấn (15,25%); giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 7.412 USD/tấn, giảm 0,19%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 4.800 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 5.000 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 7.200 USD/tấn. IPC điều chỉnh giảm nhẹ giá tiêu của Indonesia sau phiên tăng mạnh đầu tuần. Còn giá tiêu Brazil được báo tăng mạnh tới 15% trong bối cảnh đồng USD giảm và cước tàu biển vẫn căng thẳng. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu cho hay, tình trạng thiếu container rỗng cũng làm cho giá cước vận tải biển tăng trung bình khoảng 30% trong những tuần qua, khiến giá hạt tiêu phát sinh thêm chi phí. Cơ quan chức năng đã đưa ra khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cẩn trọng trong hoạt động thu mua và xuất khẩu, để tránh gặp rủi ro tương tự như giá cà phê, hay lúa thời gian qua.

Theo đánh giá, các quốc gia sản xuất hạt tiêu khác như Indonesia dự kiến năm nay thu hoạch muộn vào tháng 8 - 9 và mất mùa đáng kể; tại Brazil cũng bị trì hoãn và dự kiến bắt đầu vào khoảng thời gian trên với sản lượng ước tính ​​giảm 10 - 20%.

Vì vậy, có vẻ như nhu cầu tiêu thế giới sẽ tập trung vào nguồn cung dồi dào và rẻ nhất là Việt Nam trong tháng 6/7/8. Đây cũng là thách thức không nhỏ khi sản lượng hồ tiêu của Việt Nam liên tục sụt giảm trong thời gian qua.

Xu hướng tăng giá hạt tiêu dường như vẫn đang tiếp tục do lượng tồn kho của nông dân và đại lý đã giảm đáng kể. Ai cũng kỳ vọng giá tiêu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, tương tự giá cà phê, cacao trong 2 năm qua.