Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá tiêu hôm nay 6/11: Tăng ở Tây Nguyên, ổn định tại Đông Nam Bộ, cao nhất vẫn 54.000 đồng/kg

Văn Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 6/11/2020 tăng nhẹ ở Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ giữ ổn định với mức cao nhất vẫn tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

 Giá tiêu hôm nay 6/11: Tăng ở Tây Nguyên, ổn định tại Đông Nam Bộ, cao nhất vẫn 54.000 đồng/kg
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay hiện được thu mua với mức 52.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 51.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay cùng ở mức 52.000 đồng/kg, giữ nguyên.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 54.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch sáng nay (giờ Việt Nam), giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ tăng 197 rupee/tạ (0,58%), lên mức 34.363,65 rupee/tạ; giá giao tháng 11/2020 đứng im ở mức 34.500 rupee/tạ. Như vậy, giá tiêu Ấn Độ trong những ngày đầu tháng 10/2020 biến động liên tục, tăng giảm đan xen.

Theo các nghiên cứu, việc tập trung phát triển nhanh diện tích mà chưa chú trọng đến chất lượng nên hồ tiêu của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng trong những năm qua chưa đạt chuẩn dẫn đến giá bán thấp, khó cạnh tranh với các quốc gia khác trên thị trường thế giới.

Một vài năm lại đây, tiêu khu vực Tây Nguyên đã có những thay đổi đáng kể, cụ thể: Một số sản phẩm tiêu đã có thương hiệu được thị trường thế giới biết đến; Giá tiêu khu vực Tây Nguyên đã ngang bằng hoặc cao hơn so với giá của các nước khác; Hơn 50% lượng hạt tiêu xuất khẩu được bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến gia vị tại nhiều nước; Các nhà xuất khẩu tiêu đã và đang trở thành một mắt xích trong chuỗi phân phối toàn cầu, khả năng chi phối giá cả thị trường cũng được mở rộng.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, song hiện nay, hồ tiêu khu vực Tây Nguyên vẫn đang đứng trước nhiều vướng mắc ở cả khâu sản xuất, bảo quản và bán hàng (sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định). Bên cạnh đó, mặc dù hồ tiêu khu vực Tây Nguyên đã có vị thế trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, trên thực tế, khả năng xây dựng thương hiệu tiêu khu vực Tây Nguyên còn nhiều hạn chế. Tính đến thời điểm hiện nay, cả khu vực Tây Nguyên mới chỉ xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê.

Với ảnh hưởng tích cực của EVFTA lên hàng hóa của Việt Nam nói chung, hạt hiêu nói riêng, hồ tiêu Việt Nam cần tận dụng các lợi thế của Hiệp định để tiếp cận các thị trường tiềm năng ở châu Âu, tuy nhiên rất cần đầu tư kỹ thuật để đáp ứng các hàng rào kỹ thuật khắt khe khi vào khu vực này.