Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giải mã việc chọn nghề

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Học viên trường Đại học Kinh tế tư vấn tuyển sinh cho các bạn trẻ tại trường Đại học Bách khoa sáng 15/3. Ảnh: Thanh Hải

Sáng 15/3, Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2015 đã thu hút gần 2 vạn học sinh (HS) lớp 12 ở Thủ đô và các tỉnh lân cận đến Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội tham dự. Sau khi được các chuyên gia giáo dục chia sẻ thông tin và tư vấn, những băn khoăn cũng như khúc mắc của các em trong việc định hướng ngành nghề đã phần nào được giải mã.  

Thông tin đến từng thí sinh

Gần 100 gian hàng của 70 trường ĐH, CĐ, trung cấp, trường nghề và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đã tụ hội. Năm 2015 có nhiều thay đổi trong công tác tuyển sinh, nên để giúp các sĩ tử có điều kiện tìm hiểu tối đa các ngành nghề đào tạo, cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường, rất nhiều gian hàng bố trí bàn phát tờ rơi thông tin tuyển sinh của trường và ngành học. Bên cạnh đó là bàn tư vấn trực tiếp giải đáp các câu hỏi của HS. Các trường ĐH top đầu như: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, ĐH FPT, Học viện An ninh Nhân dân… luôn thu hút sự quan tâm của HS và phụ huynh.
Học viên trường Đại học Kinh tế tư vấn tuyển sinh cho các bạn trẻ tại trường Đại học Bách khoa sáng 15/3.     Ảnh: Thanh Hải
Kinhtedothi - Học viên trường Đại học Kinh tế tư vấn tuyển sinh cho các bạn trẻ tại trường Đại học Bách khoa sáng 15/3. Ảnh: Thanh Hải
Ba khu vực tư vấn chuyên sâu cũng được nhiều HS quan tâm với những câu hỏi cụ thể về ngành nghề cũng như cơ hội việc làm. Bước ra từ khu tư vấn nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Y dược, Nông lâm, Ngoại ngữ và tuyển sinh riêng, Hoàng Đức Huy - lớp 12A12, trường THPT Cao Bá Quát (huyện Gia Lâm) chia sẻ: “Em thực sự lo lắng cho phần thi viết của bài thi môn Tiếng Anh vì từ trước đến nay em chủ yếu ôn theo hình thức thi trắc nghiệm. Hôm nay, em đã được các thầy giải đáp cho em chủ đề, thang điểm của bài thi môn này, nên có phần yên tâm hơn”. Còn nhóm HS lớp 12, trường THPT Đào
Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu để có thể áp dụng phương án cho thí sinh đăng ký nguyện vọng qua mạng vào các trường ĐH, CĐ và khi thay đổi các em cũng có thể đăng ký lại qua mạng. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các TS ở xa không có điều kiện trực tiếp đến trường. 

 PGS.TS Trần Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT
Duy Từ (quận Thanh Xuân) cho hay, ngày hội rất hữu ích cho họ, đặc biệt là thí sinh tự do: “Chúng em được cung cấp thông tin chọn ngành nghề phù hợp với sở trường và lực học, đồng thời tạo tâm lý vững chắc bước vào kỳ thi. Em không ngờ hôm nay lại được ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức tour tham quan bằng xe điện để tìm hiểu môi trường học tập, được các thầy cô và anh chị sinh viên của trường tận tình hướng dẫn và tư vấn”. Có mặt từ sớm, một phụ huynh ở tỉnh Hà Nam cho biết: “Tôi đưa con gái đến nghe tư vấn chọn ngành nghề nào phù hợp cho con. Sau khi hai mẹ con đi tham quan các gian hàng, được các chuyên gia, các thầy, cô giáo của các trường ĐH tư vấn, cháu đã quyết định chọn thi vào ĐH Sư phạm. Cháu chọn Sư phạm, tôi rất ủng hộ, tôi cũng phân tích những ưu điểm của nghề sư phạm sẽ hợp với tính cách của con”.

Chọn nghề dựa trên tính chất công việc

Năm nay, khu vực Gỡ rối hướng nghiệp – Chọn lối vào đời – Tâm lý và sức khỏe mùa thi có vẻ bận rộn hơn cả. TS Phạm Mạnh Hà - khoa Thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cho biết: Thí sinh tham gia tư vấn hình thành 2 nhóm. Một thực sự lúng túng không biết phải chọn nghề gì, bởi năm nay có tới 16 cơ hội xét tuyển. Nhóm này chỉ quan tâm đến việc có đỗ được vào các trường ĐH hay không. Nhóm thứ hai tìm hiểu rất kỹ về ngành học, chú ý đến các cơ hội việc làm cũng như cách thức có thể thành công trong công việc. Số các em ở nhóm này không nhiều. 

Theo TS Hà, với thay đổi một kỳ thi hai mục đích tạo cho các em nhiều cơ hội phát triển đồng đều hơn, nhưng lại gây khó cho các em trong khâu định hướng. Điều này cũng bởi ngay từ năm học lớp 10, 11, 12, các em  chưa được hỗ trợ tư vấn nhiều. Ngoài năng lực học tập, các em ít hiểu biết về tính cách, năng lực sở trường của mình, nên rất khó để quyết định. “Khi chọn nghề nghiệp các em phải xác định rõ tính chất công việc, giá trị của công việc mang lại cho xã hội và bản thân mình như thế nào, và mình có khả năng theo đuổi công việc đó hay không, làm căn cứ lựa chọn. Đó là điều cần chú ý”.

Trước lo lắng của thí sinh về cấu trúc đề thi, PGS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết: Hiện nay Bộ đã xây dựng ma trận đề thi cho 8 môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia. Bộ đã làm nhiều vòng, trên cơ sở đó, nhóm ra đề sẽ làm căn cứ để xây dựng đề thi THPT quốc gia đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi đảm bảo tính chính xác, khoa học. Tới đây, Bộ sẽ công bố đề thi minh họa cho các môn thi để giáo viên và HS tham khảo. Với băn khoăn về tình trạng thí sinh ảo, PGS Trinh đưa ra lời giải phần mềm tuyển sinh: “Hiện nay, phần mềm tuyển sinh đã sẵn sàng, được xây dựng trên cơ sở hệ thống công phu, sát với quy chế thi và hướng đến thuận lợi cho người dùng trong cả nước. Phần mềm đã được thử nghiệm nhiều vòng và ngày 19/3, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục ĐH chủ trì kỳ thi THPT quốc gia”. Ông Trinh khẳng định: “Sau ngày 19/3 mọi việc được bổ sung, rà soát hoàn thiện và được chính thức ban hành tất cả mọi khâu, để ngày 1/4 các sở  GD&ĐT bấm nút vận hành kỳ thi THPT quốc gia 2015”.