Đặc biệt là các tòa nhà ở hướng tây, một trong những hướng chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết như ánh nắng mặt trời nhất là vào mùa hè. Đồng nghĩa với việc chịu tác động của khí hậu thì các toà nhà đó cũng phải chịu sức ép về mặt tiêu thụ năng lượng như điện, nước…
Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống khiến cho cuộc sống của con người cảm thấy nóng bức ngột ngạt khó chịu. Ngoài ra rất nhiều ngôi nhà ở hướng tây phải chịu nắng chiều hắt vào khiến cho không khí trong nhà rất ngột ngạt nóng bức. Đặc biệt điều này lại càng rõ trong các đợt nắng gắt oi bức nhất là những khu vực đô thị đông dân cư như Hà Nội, TP.HCM. Mặc dù điều hòa chạy hết công suất nhưng nhiều khi vẫn cảm thấy ngột ngạt và không tốt cho sức khoẻ. Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn, bạn không thể có sự sảng khoái dễ chịu trong chính ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó việc chi phí cho điện năng của các toà nhà này tốn kém hơn nhiều lần so với các ngôi nhà có không gian được ưu đãi từ thiên nhiên như hướng nhà và bóng mát từ cây xanh mang lại. Vậy liệu có giải pháp nào để cải thiện tình trạng trên không? Khi được hỏi về vấn đề này ông Poul Kristensen - Đại diện Kỹ sư công trình thích ứng khí hậu, Chuyên gia công trình xanh cho biết: Một giải pháp thật đơn giản hiệu quả và thiết thực, đó là xây dựng một dàn cây xanh mát để tạo thành một bức màn xanh ngăn cách ngôi nhà thân yêu của bạn bớt ô nhiễm khói bụi tiếng ồn bên ngoài. Bức màn xanh sẽ làm dịu mát cho ngôi nhà, điều hòa không khí và đem lại dưỡng khí cho không gian sinh hoạt gia đình bạn. Ngoài ra màu xanh cây cối còn mang lại cho bạn một không gian thật dễ chịu đẹp mắt giúp bạn có thể tận hưởng một cảm giác thật nhẹ nhõm thư giãn sau một ngày lao động và học tập.
Đồng thời việc làm mát tự nhiên thì việc tiết kiệm năng lượng điện cũng là một vấn đề lớn trong trường hợp điều hòa của ngôi nhà không phải hoạt động hết công suất và chi phí cho điện năng cũng được giảm nhẹ nếu khi ta sử dụng ở tần suất vừa đủ.
Đặc biệt là có thể sử dụng “bức màu xanh cúc tần Ấn Độ”. Cúc tần ấn độ là loại cây dây thân rủ, vì vậy có thể trồng trên tầng thượng và để cây rủ xuống các tầng dưới ngôi nhà tạo nên một tấm màn xanh mát. Cây có tốc độ phát triển rất nhanh, chỉ trong vòn chưa đến một năm cây có thể che phủ 2 tầng lầu ngôi nhà. Có thể mua cây tại chợ cây trên đường Hoàng Hoa Thám. Một chậu cúc tần Ấn Độ có giá khoảng 50 ngàn đồng. Với một bức tường rộng 4m, bạn có thể đặt 3-4 chậu cây to để che phủ. Nếu bức tường nhà đã râm mát, thì có thể trồng để tạo ra một không gian xanh đẹp mắt cho gia đình, sau đó dàn đều các cành cho rủ xuống là đủ. Nếu trồng cây tại mảng tường hướng tây để chống nắng triệt để cho ngôi thì nên đặt càng nhiều chậu càng tốt, và nên bắt đầu trồng vào khi khí hậu mát mẻ không quá khắc nghiệt cho cây, chỉ đến 6 tháng đến một năm sau, căn phòng hướng tây đã trở nên mát mẻ hơn rất nhiều mà bạn không phải tốn quá nhiều chi phí cho điều hòa nhiệt độ.
Qua thực tế tìm hiểu công dụng của phương pháp mà KTS Poul Kristensen chia sẻ. Ông Nguyễn Văn Sinh tại nhà số 5 đường Bưởi người đã thực hiện phương pháp trên cho hay sau khi sử dụng dàn cây leo tránh nắng thì ngôi nhà của ông hoàn toàn có thể tránh được khói bụi và ánh nắng rất hiệu quả. Đặc biệt là chi phí tiền điện cũng đã giảm được 1/3 so với những tháng khi chưa thực hiện sử dụng dàn cây leo tre phủ. Ông cho biết từ khi trồng cây ông cảm thấy nhà anh mát dịu dễ chịu hẳn, đặc biệt vào đợt cao điểm nắng nóng tại Hà Nội trong mùa hè vừa qua, nhờ có giàn cây xanh che nắng vào buổi chiều nên nhà ông vẫn thấy dễ chịu. Hướng nhà của ông là hướng tây nên khi chưa có giàn cây vào các buổi chiều nắng hướng tây hắt vào nhà rất nóng bức khó chịu. Từ khi có giàn cây ông không còn có nhu cầu dùng điều hoà nữa tiết kiệm được rất nhiều tiền điện. Ngoài ra nếu trồng chanh leo thì còn được thưởng thức một thứ quả thơm ngon bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt tiêu khát, an thần. Lá chanh leo cũng có tác dụng như một bài thuốc an thần, chữa mất ngủ nữa.
Qua đó cho thấy việc tiết kiệm chi phí trong sử dụng năng lượng các tòa nhà không có cách nào khác ngoài việc thúc đẩy hiệu quả năng lượng và giải pháp thiết kế xanh cho công trình. Thông qua bốn hoạt động chính đó là : Tăng cường nhận thức, chia sẻ kiến thức, xây dựng cộng đồng, và truyền thông nhà xanh.
Đối với nhu cầu phát triển vượt trên các nhu cầu trong ngành sẽ yêu cầu không chỉ nâng cao nhận thức mà còn cần hiểu rõ chính xác về chi phí và lợi ích của công trình xanh cũng như Chính phủ cũng cần có những hành động cụ thể về vấn đề giá điện thị trường trong khi vẫn khuyến khích phát triển ngành Xây dựng xanh qua các biện pháp khuyến khích và các quy chuẩn xây dựng.