Người có một số bệnh lý về tim mạch, xương khớp… cần các chế độ tập riêng. Tuổi tác cũng cần được tính đến khi lựa loại hình tập luyện.
Không phải cứ tập luyện thật nhiều là bạn sẽ giảm cân được hiệu quả. Việc lựa chọn hình thức tập luyện như thế nào có ý nghĩa rất quan trọng cho cả việc giảm cân cũng như sức khở của bạn. Trên thực tế, các loại hình tập luyện trên các phương tiện máy móc, bằng dụng cụ xoa bóp, tắm hơi… tốn kém mà ít có hiệu quả.
Việc tập luyện ở một bộ phận nào đó của cơ thể như bụng, đùi… cũng không có tác dụng. Mỡ không thể mất đi từ một bộ phận nào mà phải từ toàn bộ cơ thể. Việc lấy mỡ ra bằng phẫu thuật, hút mỡ có tác dụng về thẩm mỹ (giảm được vòng eo), nhưng không giúp bạn mạnh khỏe hơn vì mỡ vẫn dư thừa trong các mạch máu, bọc quanh tim, phổi…
Nói như vậy, không có nghĩa là bạn phải tập thể dục giảm cân tại các trung tâm tập luyện thẩm mỹ mà có thể thực hiện tại nhà, tại cơ quan, "mọi lúc mọi nơi" bằng cách tăng cường đi lại, lên xuống cầu thang, bưng bê đồ đạc… thay cho nằm, ngồi, đứng một chỗ. Trong một giờ nấu ăn, bạn có thể đi lại trong bếp vài cây số!
Đối với những người bình thường, mỗi ngày kiên trì tập luyện trong khoảng 30 phút là tốt nhất. Còn những người muốn giảm béo, có thể kéo dài thời gian tập luyện đến khoảng 40 - 45 phút.
Khi tập, nên tăng dần thời gian và cường độ cho đến khi đạt yêu cầu. Mỗi lần tập, cần dành ra 5 phút khởi động và giảm dần cường độ ở 5 phút cuối để cơ thể quen dần với cường độ tập luyện.
Trước khi vận động 30 phút, nên uống ít nhất hai cốc nước để chống mất nước cho cơ thể. Nếu thời gian tập luyện ở ngoài trời quá 30 phút thì cần bổ sung nước muối nhạt hoặc nước muối sinh lý trong quá trình tập.
Khi tập luyện, không nên hạn chế uống nước nếu thấy khát. Hãy uống nước theo nhu cầu. Sự thiếu nước sẽ dẫn đến rối loạn nước và điện giải trong cơ thể. Nhịn uống không phải là biện pháp hữu hiệu để giảm cân.
Sau khi tập luyện không nên uống quá nhiều nước. Bởi như vậy, không những không có lợi cho hệ tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa mà còn tăng thêm gánh nặng cho tim. Ngoài ra, uống nhiều nước sau khi vận động sẽ làm cho cơ thể ra càng nhiều mồ hôi, đồng thời lượng muối mất đi càng nhiều, từ đó dễ gây ra chuột rút, co giật.
Ngoài ra, trong thời gian vận động, chúng ta nên chú ý ăn uống. Thông thường trước khi tập luyện, chúng ta nên ăn một chút lương thực hoặc hoa quả để bổ sung nhiệt lượng cho cơ thể. Sau khi vận động xong chúng ra nên ăn nhiều trứng gà, cá, thịt nạc để bổ sung thêm protein.
Thời gian và địa điểm tập thể dục
Mùa hè, do ảnh hưởng lớn của ánh nắng mặt trời, nhiều môn thể thao không thích hợp tập ngoài trời. Mùa hè tia tử ngoại rất mạnh, chọn tập luyện trong nhà cũng có thể bảo vệ được cho da không bị tổn thương.
Nếu vào buổi sáng khi mặt trời chưa quá nắng gắt, một số vận động thích hợp như chạy bộ, đi bộ, tennis, đạp xe đạp… đều rất có ích cho cơ thể. Vận động buổi sáng có tác dụng trợ giúp máu tuần hoàn, vận động buổi chiều có tác dụng trợ giúp cho giấc ngủ.
Ngoài ra, nếu vận động ngoài trời, tốt nhất là nên đeo kính đen, mũ chống nắng, bôi kem chống nắng… đồng thời mang theo dầu gió, thuốc để phòng chống cảm nắng, say nắng.
Hoặc bạn có thể tập thể dục tại nhà thay vì tập ngoài trời với cái nắng nóng của mùa hè hay phải đến những phòng tập Gym bằng những chiếc máy tập thể dục chuyên dụng tại nhà. Như tập đạp xe bằng xe đạp tập, tập chạy bộ bằng máy chạy bộ rất tiện ích mà vô cùng hiệu quả.