Trong Dự thảo mới nhất, Bộ Tài chính đã điều chỉnh tăng thuế VAT "nhẹ nhàng" hơn lần trước. Theo đó, thuế VAT hiện nay là 10% sẽ được tăng lên theo lộ trình 11% từ ngày 1/1/2019 và lên 12% từ ngày 1/1/2020. Trong khi, phương án trước đó là từ 10% lên 12% - 14%. Việc giãn lộ trình này có phù hợp và giúp “giảm sốc” cho các đối tượng chịu thuế không, thưa ông?
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa. Điều này có nghĩa là DN đóng hộ người tiêu dùng. Tăng VAT là đi ngược quy luật, tăng thuế GTGT tức là toàn dân sẽ phải gánh chịu khi tiêu dùng bất kể sản phẩm gì dù là sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Nghĩa vụ thuế vì thế được chia đều lên tất cả người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp trong xã hội.Vì vậy, dù có giãn thời điểm dự kiến áp dụng thế nào thì việc tăng thuế VAT vẫn là không phù hợp. Đây là loại thuế lẽ ra phải giảm chứ không phải tăng.Một trong những lý do đưa ra để tăng VAT là giúp tăng thu ngân sách trong bối cảnh thuế xuất nhập khẩu do thực hiện các FTA, điều này có hợp lý không, thưa ông?- Tôi cho rằng, thay vì tăng thuế ồ ạt, tập trung vào các mặt hàng nhiều người sử dụng, Bộ Tài chính nên cân nhắc, nghiên cứu đánh phần thuế tài sản, tức là thuế đánh trực tiếp vào những người sở hữu nhiều tài sản hơn so với nhu cầu thực tế, hay thuế tiêu thụ đặc biệt. Nghĩa là phải tính đến việc tăng thu ở khu vực người giàu, những khu vực DN lớn đang có dấu hiệu thất thu ngân sách.Hiện, nhiều khu vực như khối DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được hưởng nhiều ưu đãi nhưng số thuế thu được rất khiêm tốn. Vì thế, phải có giải pháp phù hợp để vừa khuyến khích đầu tư nước ngoài nhưng vẫn tăng thu ngân sách một cách hiệu quả. Các ưu đãi thuế để kêu gọi các nhà đầu tư vào Việt Nam là cần thiết, tuy nhiên, cần có thời gian và lộ trình cụ thể, không thể kéo dài ưu đãi trong nhiều năm vì việc này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề cạnh tranh giữa các DN.Ngoài ra, giảm chi thường xuyên là giải pháp nhất thiết phải tính đến. Hiện tại, chi thường xuyên của Việt Nam chiếm tỷ lệ rất cao. Theo quan điểm của tôi, chưa nên tăng thuế mà Việt Nam cần cắt giảm chi thường xuyên cùng với đó tính toán chi đầu tư làm sao cho hiệu quả. Bởi, hiện nền kinh tế đang trên đà hồi phục nên ngoài việc tính đến chuyện tăng thu thì trước hết phải chấn chỉnh lại công tác chi, đặc biệt là chi thường xuyên, làm sao cho hiệu quả.
Ví dụ, hàng nghìn tỷ đồng vốn ngân sách đang “sa lầy” vào các dự án đắp chiếu của ngành công thương, hay các đại dự án khác… cũng đang khiến ngân sách thêm nặng gánh.Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện để các DN phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu vững chắc, lâu dài cho NSNN.
Ảnh minh họa |
Thời gian qua Uber, Grab bị truy thu thuế hàng chục tỷ đồng, và có những cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội bị truy thu thuế hàng tỷ đồng. Điều này cho thấy việc thu thuế giao dịch thương mại điện tử hiện nay rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn do không thể kiểm soát được việc kê khai của người kinh doanh.Nguyên nhân của sự khó khăn này là chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Thuế (Bộ Tài chính) và các cơ quan nhà nước khác như: Ngân hàng Nhà nước; Bộ Công an (Cơ quan Điều tra); Bộ Công Thương (Xúc tiến Đầu tư và Quản lý DN)…
Vì thế, phải thừa nhận, dù cơ quan thuế rất tích cực trong việc theo dõi quản lý thuế nhưng Luật Thuế hiện nay chưa bắt kịp tốc độ thay đổi, phát triển của hoạt động kinh doanh thời đại 4.0.Giải pháp để chống thất thu trong các khu vực kinh tế mới này là cần sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh online. Ngành thuế cùng Chính phủ xây dựng Bộ Quy định pháp luật về thuế chặt chẽ hơn, và xây dựng các ứng dụng công nghệ nhằm quản lý các hoạt động thương mại điện tử.Xin cảm ơn ông!
Theo Bộ Tài chính, một số nước trong khu vực có thuế suất thuế GTGT thấp hơn Việt Nam nhưng tỷ lệ thu của các sắc thuế tiêu dùng, bao gồm cả thuế GTGT trong tổng thu NSNN thì lại cao hơn. Cụ thể, tỷ trọng của thuế hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam năm 2016 chiếm khoảng 47,5% tổng thu NSNN, mức tỷ lệ này thấp hơn Thái Lan (53,9%), Lào (55,9%), Cam-pu-chia (55,5%), và nhỉnh hơn Philippines (45,6%). |