Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giám sát, phản biện để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 10/6, UB MTTQ TP đã triển khai Kế hoạch thực hiện các Quyết định số 217 – QĐ/TW và QĐ – 218/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Quy chế giám sát, phản biện và công tác xây dựng Đảng, chính quyền cho cán bộ chủ chốt MTTQ, đoàn thể chính trị trên địa bàn.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
Mục đích các quyết định giám sát nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Đối với công tác phản biện xã hội, nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước..

Nhấn mạnh thực hiện các nội dung trên, Phó Chủ tịch MTTQ TP Nguyễn Xuân Điệp lưu ý, MTTQ, đoàn thể chính trị các cấp, cần nhận thức đúng công tác trên. Trong đó, đối với việc giám sát cơ quan Đảng trên địa bàn TP, ngoài thực hiện các quy định theo Điều lệ của Đảng, phải nghiên cứu thực hiện theo các quy định của Thành ủy…

Trên tinh thần, việc giám sát, phản biện xã hội phải bảo đảm không để ảnh hưởng đến các đối tượng được giám sát, phản biện. Quá trình thực hiện, bảo đảm khách quan, trung thực; kết quả giám sát, phản biện ở cấp nào thì phải báo cáo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để lãnh, đạo chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, yếu kém, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương.